Giáo dục

Cha mẹ phải làm gì khi quá tức giận với con cái, quan trọng là 2 điều này

24/12/2022, 01:00

Khi con cái làm cha mẹ mất kiên nhẫn, hãy nhận ra rằng việc nổi cơn thịnh nộ sẽ không giải quyết được vấn đề.

Cô Lý (Trung Quốc) nhắn tin than thở với bạn mình là cô Hoàng: “Tớ vừa mất bình tĩnh với con mình, giờ rất hối hận nhưng không biết phải làm sao”.

Cô Hoàng vội vàng hỏi có chuyện gì đã xảy ra thì cô Lý kể lại đầu đuôi câu chuyện. Hóa ra gần đây cô Lý rất bận rộn công việc, phải làm tới đêm mới về. Tranh thủ một hôm về sớm để xem tình hình học tập của con mình như thế nào thì phát hiện con làm bài sai hết.

img

Ảnh minh họa.

La mắng con xong cô Lý cảm thấy hối hận. Nhìn con khóc lóc, cô càng hận bản thân mình đã không kìm chế được cảm xúc mà mất bình tĩnh như vậy.

Từ giọng điệu của bạn thân, cô Hoàng cảm thấy bạn mình đang tự dằn vặt và trách bản thân rất nhiều.

Nhiều bậc cha mẹ đều biết tác hại của việc giận dữ đối với trẻ em. Thế nhưng, trong một số tình huống, cha mẹ khó tránh được cảm xúc bộc phát và không kìm chế được.

3 việc khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn sau khi cha mẹ mất bình tĩnh

1. Tự trách mình quá mức

Khi nhận ra không nên mất bình tĩnh với con cái, một số cha mẹ không tránh khỏi những ân hận, trách móc bản thân, đôi khi muốn tự tát vài cái.

Tự trách mình thái quá có thể khiến bạn bước vào vòng xoáy của cảm xúc tiêu cực.

“Tôi không phải là một người mẹ tốt”, “Tôi đúng là một người mẹ thất bại”. Khi bị bủa vây bởi những suy nghĩ như vậy, nó chỉ khiến bạn không thể kiểm soát được cảm xúc và ngày càng suy sụp hơn. Sự kích động của bạn không những không thể xoa dịu con cái mà còn có thể khiến chúng sợ hãi hơn.

img

2. Xin lỗi con bằng món quà

Sau khi tức giận quá đáng với con cái, cha mẹ có thể cảm thấy hối hận vô cùng. Thấy bộ dạng đáng thương của con mình, nhiều người mẹ đành dỗ dành: “Xin lỗi con, lúc nãy mẹ tức giận quá, lát mẹ dẫn con đi mua xe mới nha”.

Kết quả là lần sau khi xảy ra mâu thuẫn, khi người mẹ muốn làm dịu mối quan hệ thì đứa trẻ trả lời: “Mẹ mua đồ chơi cho con thì con mới tha thứ cho mẹ”.

Có nhiều cha mẹ như vậy, sau khi hối hận vì đã mất bình tĩnh, họ có tâm lý như mắc nợ con cái và muốn đền bù bằng vật chất. Hành động này có thể khiến trẻ lấy điều đó để “mặc cả đổi chác” với cha mẹ.

3. Che đậy lỗi lầm

Một số cha mẹ cáu giận, la mắng con cái tới mức khiến chúng khóc. Sau đó, họ cảm thấy hối hận nên liền an ủi kiểu “đáng nhẽ mẹ không nên lớn tiếng bắt nạt con như vậy, nhưng mẹ làm như vậy là vì lợi ích của con”.

Mặc dù cha mẹ hối hận vì mất bình tĩnh với con cái nhưng họ lại lấy lý do vì lợi ích của con để biện minh cho hành động của mình. Nếu không nhận ra vấn đề của bản thân thì dù có hối hận, lần sau họ vẫn mắc lại sai lầm đó.

Làm thế nào khi cha mẹ quá tức giận với con cái?

Chỉ khi cha mẹ tìm ra được nguyên nhân vì sao mình mất bình tĩnh thì mới giải quyết được vấn đề. Lý do phổ biến nhất là do những hành vi sai trái của trẻ nhìn từ bên ngoài, nhưng nguyên nhân sâu xa lại nằm ở cảm xúc bên trong cha mẹ.

img

Nếu đối mặt được với 3 điều dưới đây, cha mẹ sẽ dần chế ngự được cảm xúc tức giận trong lòng:

- Vượt qua nỗi sợ hãi và đối mặt với kỳ vọng

Nỗi sợ hãi của cha mẹ khi con cái không đáp ứng được kỳ vọng của mình dần biến thành cơn tức giận.

Khi nhận ra điều này, lần tới nếu có cơn thịnh nộ xảy ra, bạn hãy tự hỏi bản thân: “Tức giận sẽ khiến mọi việc trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn?".

Nếu không muốn con trễ học, hãy cùng con dậy sớm. Nếu muốn con đạt điểm cao, hãy cùng con học bài. Nóng nảy, tức giận sẽ chỉ khiến trẻ chán nản, điểm số càng kém đi.

- Xóa bỏ cảm giác xấu hổ

“Tại sao chuyện đơn giản như vậy con cũng không làm được”.

Khi nghĩ như vậy, bạn sẽ vô thức cảm thấy xấu hổ vì con mình không thể làm được những việc đơn giản nhất, sau đó bộc phát thành cơn tức giận.

Chính vì thế, chấp nhận con mình có những khuyết điểm, chúng có thể chậm hơn bạn bè một chút, những biến sự xấu hổ của bản thân thành những hành vi làm tổn thương con cái.

Bạn cần tự nhủ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc nhất, cách để trở thành một đứa trẻ xuất sắc không phải là la mắng, chửi bới mà là chấp nhận vô điều kiện.

- Vứt bỏ cảm giác tội lỗi

Nhiều cha mẹ không có đủ tiền bạc, thời gian và sức lực để đáp ứng nhu cầu của con cái. Trong tiềm thức của họ sẽ mặc cảm, cảm thấy mình không đủ năng lực để nuôi con, cuối cùng trở nên tức giận vì xấu hổ.

Cha mẹ có thể hạ thấp tiêu chuẩn của mình, bớt đòi hỏi bản thân phải làm được cái này cái kia. Không ai là hoàn hảo, chỉ cần có thể đáp ứng nhu cầu của con cái trong khả năng của mình, như thế gia đình sẽ hiếm khi xảy ra mâu thuẫn, ồn ào.

img

Sau khi tức giận với con cái cha mẹ nên làm gì?

- Thành thật nhận lỗi và nói “mẹ xin lỗi” với con

Khi cha mẹ không kìm được mà mất bình tĩnh với con cái thì một lời “xin lỗi” là vô cùng cần thiết. Bạn không cần phải sửa đổi theo những cách khác, chỉ cần thành thật với con về lý do khiến mình tức giận.

- Bù đắp tổn thương và nói với con “mẹ yêu con”

Trong thế giới trong trẻo và non nớt của trẻ thơ, chúng sẽ nghĩ mẹ dịu dàng với chúng là yêu thương mình, còn mẹ hay cáu gắt, mất bình tĩnh thì nhất định sẽ không thích mình.

Điều tồi tệ nhất mà cha mẹ có thể làm với một đứa trẻ đang nổi cơn thịnh nộ là khiến chúng cảm thấy nghi ngờ bản thân và không được yêu thương.

Cha mẹ ãy bù đắp cho những tổn thương của con và nói "mẹ vẫn yêu con mà".

Đừng để trẻ phải trả giá cho những lỗi lầm của cha mẹ mà hãy để chúng cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ.

- Giáo dục tình cảm, nói lời “cảm ơn” với trẻ

Khi con cái tha thứ cho cha mẹ, đừng quên nói lời “cảm ơn” với trẻ.

Cha mẹ hãy nhìn nhận lại sự việc vừa rồi, nói ra những kỳ vọng của bản thân, đồng thời tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.