Đến thời điểm này, nhiều địa phương đã hoàn thành công tác chấm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia.
Tại Thanh Hóa, Ban chấm thi trường Đại học Bách khoa Hà Nội chịu trách nhiệm chấm thi. Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin, việc chấm bài thi trắc nghiệm của các thí sinh tại cụm thi tỉnh Thanh Hóa đã được Ban chấm thi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoàn tất, kết quả chấm thi không ai được biết và đã mã hóa để chuyển về Sở GD&ĐT Thanh Hóa và Bộ GD&ĐT.
Trong quá trình chấm thi, có 1.500 bài thi của thí sinh tại Thanh Hóa được phát hiện mắc lỗi.
Đến thời điểm này, nhiều địa phương đã hoàn thành công tác chấm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia.
Tại Hà Nội, việc chấm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia tại Hà Nội đã hoàn thành. Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã thực hiện bàn giao cho Sở GD&ĐT Hà Nội.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã giao cho ĐHQGHN phụ trách chấm toàn bộ bài thi trắc nghiệm của TP Hà Nội trong kỳ thi THPT quốc gia, bao gồm hơn 74.000 bài thi môn Toán, hơn 65.000 bài thi môn Ngoại ngữ, hơn 27.000 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và hơn 53.000 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội.
Tại Đắk Lắk, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM - đơn vị chủ trì chấm thi tại cụm thi tỉnh Đắk Lắk thông tin nhà trường đã hoàn thành việc chấm thi trắc nghiệm từ 7/7 và đã bàn giao cho Sở GD&ĐT Đắk Lắk .
Theo ông Dũng, tại cụm thi Đắk Lắk có 60.000 bài thi trắc nghiệm. Đối với bài thi trắc nghiệm, nhiều thí sinh tô mờ đáp án, số báo danh nên phần mềm chấm thi đã thông báo lỗi. Các cán bộ chấm thi đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để xử lí các lỗi trong bài thi trắc nghiệm để đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh.
Tại Nam Định, Sở GD&ĐT cho biết, toàn bộ bài thi của thí sinh Nam Định dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã được chấm xong.
Nam Định đã thực hiện "giám sát đặc biệt" đối với việc chấm thi tự luận môn Ngữ văn. Theo đó, tỉnh này đã thực hiện chấm kiểm tra lại trên 30% trong số 18.039 bài thi môn Ngữ văn.
Theo Sở GD&ĐT Nam Định, toàn tỉnh có 574 bài thi môn Ngữ văn đạt từ 8 điểm trở lên, 22 bài thi đạt điểm từ 9 trở lên và đặc biệt có 8 bài thi đạt 9,25 điểm.
Tuy nhiên, tại Nam Định cũng có 18 bài thi Ngữ văn bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống).
Với bài thi trắc nghiệm, Nam Định yêu cầu các trường đại học tham gia chấm thi phải chọn người chấm không phải quê Nam Định. Thành lập tổ chấm kiểm tra với yêu cầu phải chấm kiểm tra ít nhất 5% tổng số bài thi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận