Chiếc máy tính siêu nhỏ của Đại học Michigan chỉ bằng 1 góc của hạt gạo. |
Với kích thước trên, hiếc máy tính này nhỏ gấp 10 lần kỷ lục về chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới trước đó được thiết lập bởi hãng IBM. Nếu so sánh, chiếc máy tính của Đại học Michigan còn nhỏ hơn cả một hạt gạo.
Tuy nhiên cả hãng IBM lẫn Đại học Michigan đều không dám chắc việc các thiết bị siêu nhỏ của họ có hoạt động thực sự đúng "chất" của một máy tính hay không, vì cả hai mẫu máy tính nhỏ nhất thế giới cho tới nay đều sẽ mất hết mọi chương trình và dữ liệu trong nó nếu bị cắt nguồn điện.
Ông David Blaauw, giáo sư kỹ thuật máy tính và điện tử, người chủ trì công trình chế tạo chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới của Đại học Michigan cho biết: "Chúng tôi không chắc có thể gọi chúng là những chiếc máy tính hay không. Đó còn là vấn đề quan điểm".
Về công dụng, máy tính này có khả năng phát hiện thay đổi nhiệt độ ở những vùng rất nhỏ như các tế bào trong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng, tế bào ung thư có nhiêt độ cao hơn các mô bình thường. Tuy nhiên việc phát hiện thay đổi rất nhỏ đó vẫn chưa thể thực hiện được.
Các nhà nghiên cứu hi vọng thiết bị mới này có thể sử dụng để ứng dụng hiệu quả hơn nữa trong công cuộc chẩn đoán và điều trị ung thư.
Nhóm nghiên cứu cũng dự định áp dụng thiết bị này để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp, theo dõi quá trình sinh hóa hoặc nghiên cứu các sinh vật rất nhỏ.
Chiếc máy tính siêu nhỏ này có bộ xử lý dựa trên cấu trúc ARM Cortex-M0+. Tuy nhiên thiết bị này sẽ mất tất cả dữ liệu khi mất điện bởi không có bộ nhớ trong.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận