Ảnh: UrePia
Cách đây vài năm, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về một người mẹ bị sát hại ở sân bay gây chấn động cả nước.
Sau khi con trai đi du học trở về, người mẹ nghĩ rằng cuối cùng sẽ có thể đoàn tụ. Tuy nhiên, ngày gặp lại nhau, cả 2 đã xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi gây gắt, khiến người con rút dao đâm mẹ mình 9 nhát. Nguyên nhân được xác định lúc đó là có liên quan tới vấn đề tiền bạc.
Khi tìm hiểu sự việc, người ta biết rằng, trong suốt 5 năm du học, người mẹ với thu nhập 7 nghìn tệ mỗi tháng nhưng phải gửi hàng trăm nghìn tệ để đóng học phí và tiền sinh hoạt cho con trai. Để con trai không phải sống khổ cực, thỉnh thoảng bà còn vay mượn để gửi thêm tiền.
Thế nhưng, lần nào liên lạc về nhà, cậu con trai này cũng phàn nàn rằng mẹ mình gửi tiền quá ít. Trên thực tế, cậu không lo học hành mà tiêu tiền như nước, thường xuyên ăn chơi quậy phá. Cuối cùng, kết cục ngày 2 mẹ con gặp nhau lại quá đau thương như vậy.
"Con chỉ cần chăm chỉ học tập, không cần gì khác!"
Cha mẹ Trung Quốc có lẽ là những bậc cha mẹ thương con cái vô điều kiện nhất thế giới. Họ thường nói câu này: “Con cứ chăm chỉ học học, việc còn lại cứ để cha mẹ lo”.
Hầu hết cha mẹ đều cố gắng cả đời vì con cái, họ quên đi bản chất giáo dục của gia đình không phải là con cái giỏi giang, mà chúng phải học được sự yêu thương và biết ơn.
- Đứa trẻ 2 tuổi cho bạn chiếc kẹo, nhưng bạn xua tay nói rằng “con thích ăn thì ăn hết đi”.
- Đứa trẻ 7 tuổi muốn vào bếp giúp đỡ, nhưng bạn lắc đầu bảo rằng “chỉ cần học hành, không cần quan tâm đến những việc khác”
- Đứa trẻ đã 10 tuổi, một mình ăn hết đĩa tôm trong bàn ăn, nhưng bạn cười bảo ăn “nhiều để cao lớn”.
- Đứa trẻ giờ đã học đại học, bạn nói mình đang bị ốm rồi chúng vội vàng cúp máy, còn bảo “con đang bận việc”.
Là cha mẹ, chúng ta luôn mong dành cho con tình yêu thương tốt đẹp nhất. Tình yêu thương đó thể hiện qua sự chiều chuộng, yêu thương con vô điều kiện. Chúng ta không biết rằng, những đứa trẻ lớn lên như vậy sẽ hình thành tính ích kỷ và vô ơn.
Làm sao để trẻ bớt ích kỷ, biết yêu thương người khác nhiều hơn?
- Cha mẹ học cách buông bỏ
Những đứa trẻ được chiều chuộng từ khó thường không biết làm việc nhà, tự thu mình, tính cách ương bướng. Nhưng nếu cha mẹ học cách “buông tay”, để con cái tự làm mọi thứ từ những việc nhỏ nhất, có thể ban đầu chúng sẽ “kêu cứu”, nhưng hãy cứ để chúng làm, theo thời gian rồi sẽ ổn.
- Không nói câu “cha mẹ làm mọi thứ vì con”
Ý định ban đầu của nhiều cha mẹ rằng, họ cố gắng như thế để mong con cái đối xử với họ tốt khi về già. Điều này vô tình gây ra một gánh nặng tâm lý cho con cái. Vì thực chất ẩn ý của câu này đang ám chỉ đứa trẻ rằng: “Nếu tôi đã trả tiền cho bạn, bạn sẽ trả ơn cho tôi”.
Ảnh: TamaGoo
Trẻ trong giai đoạn nổi loạn thường có cảm giác chống đối, công khai đối đầu với cha mẹ. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình học cách biết ơn, điều quan trọng là phải "nói ít và làm nhiều".
Khi bạn tôn kính cha mẹ và giúp đỡ người khác, con bạn đang lắng nghe, quan sát và bắt chước.
- Nuôi dưỡng sự đồng cảm
Ví dụ, nếu một người bạn của trẻ bị ốm, cha mẹ có thể hỏi trẻ: “Khi bị ốm, người ta thường sẽ cảm thấy như thế nào”. (Cho trẻ nhận biết cảm xúc)
Sau đó, cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ hiểu, khi chúng bị ốm sẽ được cha mẹ chăm sóc ra sao, gợi ý: “Con có muốn đến thăm bạn mình không”. (Hướng dẫn trẻ thực hiện các hành vi tích cực)
Hạt giống của lòng biết ơn sống trong trái tim mỗi đứa trẻ. Nhưng nhiều người lớn đã bóp nghẹt nó một cách tàn nhẫn khi nó vừa chớm nở. Trên thực tế, cũng giống như người lớn, trẻ em cần có cảm giác hoàn thành công việc và cần cảm thấy mình “hữu ích” .
Giáo dục lòng biết ơn, cho trẻ biết rằng mình cần thiết và sự đóng góp được ghi nhận, để chúng có thêm động lực tiếp tục. Tôn trọng trẻ, coi trẻ như một cá thể độc lập, đó cũng là bài học quan trọng mà cha mẹ phải học.
"Trên đời này, ai cũng muốn làm anh hùng, nhưng không ai muốn giúp mẹ rửa bát”. Hãy nói với trẻ rằng, chúng có thể học kém nhưng không thể sống mà vô ơn và không biết yêu thương người khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận