Mức lương cơ bản từ 2014 đến nay. |
Cuộc họp lần 3 của Hội đồng tiền lương Quốc gia (sáng 7/8) về mức đề xuất tăng lương tối thiểu 2018 đã kết thúc, các bên đồng ý với mức đề xuất tăng là 6,5% so với lương tối thiểu vùng 2017. Sau buổi họp, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ làm báo cáo gửi Thủ tướng xem xét và ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 thời gian tới.
Trước đó, vào cuộc họp đầu tiên hôm 26/7 tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) đã đề xuất mức 13,3%, trong khi đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đề xuất không tăng.
Đến cuộc họp lần 2 diễn ra vào ngày 28/7 tại Hà Nội, mức đề xuất đã thu hẹp lại với 3% giữa các bên. Tổng LĐLĐ VN đề xuất tăng 8 % còn VCCI đề xuất tăng 5%.
Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm được áp dụng như sau:
Vùng 1: Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 1.
Vùng 2: Mức 3.320.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Vùng 3: Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Vùng 4: Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Đối tượng áp dụng:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận