Hạ tầng

Chùm ảnh: Đường bên dưới đường sắt Nhổn - ga Hà Nội gồ ghề, nhếch nhác

19/03/2021, 14:58

Trục đường 8,5km bên dưới đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã được hoàn trả mặt bằng, song nhiều vị trí lồi lõm, chân cọc cột sắt, làm khó phương tiện

img

Dự án đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, trong đó 8,5km đi trên cao từ Ngã tư Nhổn đến Cầu Giấy. Đến nay dự án đã hoàn thành thi công kết cấu đoạn trên cao, đang chạy thử nghiệm đoàn tàu và dự kiến đưa vào khai, thác vận hành vào cuối năm 2021

img

Năm 2013-2014, trục đường bên dưới đoạn trên cao được trưng dụng, quây rào tôn để phục vụ thi công kết cấu đoạn tuyến trên cao, nhà ga trên cao. Phạm vi trưng dụng từ tim dải phân cách giữa đường sang hai bên 3,6m

img

Tháng 12/2018, phần lớn các hàng rào tôn được quây chắn đã được tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng để phục đi lại. Thời điểm này, chỉ còn một số vị trí nhà ga còn trưng dụng một phần mặt bằng đường để thi công, không còn rào tôn trên dọc tuyến. Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, từ tháng 1/2020, Ban đã phối hợp với các đơn vị chức năng bàn giao lại mặt bằng từ Ngã tư Nhổn đến Cầu Giấy cho Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội. Khối lượng hoàn trả lại mặt đường, bó vỉa, biển báo giao thông... đã hoàn thành 99%.

img

Tuy nhiên, theo phản ánh của bạn đọc và thực tế ghi nhận, dọc trục đường bên dưới đoạn đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội có nhiều đoạn ổ gà, lồi lõm khó đi. Một số đoạn được hoàn trả mặt bằng có độ vênh, chênh lệch so với mặt đường cũ, gây khó khăn cho người điều khiển phương tiện giao thông

img

Trên dọc tuyến có hàng chục đoạn thế này

img

Một số đoạn còn nguyên dải các chân cọc sắt nhô hẳn lên mặt đường, trước đây dùng để hàn cố định hàng rào tôn (chụp tại đoạn trên phố Cầu Giấy)

img

Đoạn mặt đường ngay trước cầu Diễn (phố Cầu Diễn) cũng có dải chân đinh nguy hiểm chạy dài

img

Một vị trí dành cho người đi bộ sang đường trên phố Xuân Thủy không có vạch sơn kẻ. Lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: "Việc còn tồn tại một số vị trí chân đế bằng thép của cột cổng hàng rào và một số đoạn đã hoàn trả mặt bằng nhưng có sự chênh lệch, cao thấp sẽ được Ban chỉ đạo các nhà thầu khắc phục để đảm bảo êm thuận khi tham gia giao thông. Hiện nay các nhà thầu đang trong quá trình bàn giao, và theo kế hoạch, nhà thầu sẽ tiến hành sửa chữa vào tháng 9/2021 (sau khi bàn giao nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo hành tiếp 2 năm). Phần sơn kẻ đường được Ban chỉ đạo nhà thầu thực hiện theo đúng thiết kế đã phê duyệt. Quá trình tổ chức giao thông (đèn đỏ, kẻ vạch phân làn phương tiện...) do Sở GTVT chủ trì triển khai.

img

Dọc theo các phố từ Cầu Giấy đến Xuân Thủy hầu như không có vạch sơn kẻ phân làn đường cho các phương tiện giao thông

img

Trên dải phân cách giữa đường và bên dưới đường sắt trên cao, đoạn từ phố Hồ Tùng Mậu đến Ngã tư Nhổn đang bị để không, một số nơi bị biến thành nơi chứa tập kết rác thải, phế thải xây dựng

img

Trên dọc đường có nhiều điểm mở để phương tiện quay đầu nhưng chỉ ít chỗ được sơn kẻ lên cột trụ của đường sắt giúp người điều khiển phương tiện dễ nhận biết (Ảnh: vị trí trước cửa nghĩa trang Mai Dịch)

img

Còn có nút giao phức tạp, như ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng (bên dưới cầu vượt Mai Dịch) không có các vạch sơn trên cột trụ, thiếu vạch sơn trên mặt đường để thuận lợi cho người điều khiển phương tiện

img

Vạch sơn trên "bùng binh" trụ cột đường sắt tại các vị trí cũng khác nhau

img

Đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (đơn vị được TP. Hà Nội giao trách nhiệm cải tạo) cho biết, thành phố đã yêu cầu đơn vị lập phương án cải tạo các tuyến đường trên để đảm bảo cho người dân đi lại êm thuận khi tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động. Tuy nhiên, phương án đang phải xin ý kiến các địa phương nên chưa xác định thời gian triển khai cụ thể

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.