Giáo dục

Chuyên gia giáo dục Trung Quốc: Trẻ khóc khi gặp vấn đề, bố mẹ nên nói 4 từ này

23/09/2021, 01:00

Việc dỗ trẻ nín khóc cũng là một bài học mà bố mẹ cần phải biết trong quá trình dạy dỗ con cái mình.

Tiếng khóc là cách mà một đứa trẻ thể hiện những cảm xúc của bản thân mình. Ngay từ lúc mới sinh ra, trẻ đã dùng tiếng khóc để biểu thị mình đói, khó chịu, đau đớn…

Thế nhưng dưới góc độ của bố mẹ, việc trẻ quấy khó rất khó chịu. Khi trẻ càng lớn, nhất là ở độ tuổi khủng hoảng, tiếng khóc như một loại “vũ khí” khiến bố mẹ phải nghe theo.

Thông thường, mọi người sẽ nghĩ con gái thường thích khóc hơn con trai. Thế nên, khi thấy Tiểu Vũ hay khóc, một số người còn vô ý nhận xét “đây là một cậu bé mít ướt”.

Dù người nói không có ý gì, nhưng mẹ của Tiểu Vũ cảm thấy khó chịu mỗi khi có ai đó bình phẩm về con trai mình.

img

Ảnh minh họa.

Có một lần, mẹ của Tiểu Vũ đưa con trai mình tới dự tiệc của một người bạn. Lúc đó, ngoài Tiểu Vũ còn có 1 bé trai và 1 bé gái bằng tuổi.

Tụi nhỏ nhanh chóng kết bạn và chơi đùa cùng với nhau. Người lớn thấy lũ nhỏ đang chơi vui vẻ thì cũng yên tâm nói chuyện riêng.

3 đứa trẻ chơi chưa bao lâu thì tiếng khóc của Tiểu Vũ vang lên. Nguyên nhân là có một người vô tình làm đổ ly nước vào áo của Tiểu Vũ.

Rất nhanh sau đó, mẹ của Tiểu Vũ chạy tới chỗ của con trai đang khóc, mọi ánh mắt đều đang đổ dồn về phía 2 mẹ con.

Mẹ của Tiểu Vũ cảm thấy có chút xấu hổ, bảo con trai nhanh nín khóc, nhưng cậu bé không nghe theo mà càng khóc lớn hơn.

Việc đổ một chút nước lên áo không phải là vấn đề to tát đối với một cậu bé 5 tuổi, nhưng Tiểu Vũ lại khóc rất lâu. Điều này chứng tỏ đúng là cậu bé có tật mít ướt thật.

Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng, hầu hết các bậc phụ huynh đều đã quá quen với việc con cái mình khóc. Một số người thì mặc kệ con thích khóc thì cứ khóc, số khác thì la mắng, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau.

Theo giáo sư Lý Mỹ Kim – chuyên gia giáo dục tại Trung Quốc, một đứa trẻ khóc khi gặp khó khăn, nếu muốn chúng ngừng khóc thì vấn đề cần phải được giải quyết ngay sau những câu nói đầu tiên của bố mẹ.

Giáo sư Lý Mỹ Kim cho rằng: “Trẻ thích khóc có liên quan tới khả năng kiểm soát cảm xúc kém. Để giải quyết vấn đề này, trẻ cần học được cách kiểm soát cảm xúc của chính mình và điều này không thể tách rời sự hướng dẫn của bố mẹ”.

img

Theo gợi ý của giáo sư Lý Mỹ Kim, khi một đứa trẻ gặp vấn đề gì đó và khóc lớn, bố mẹ nên nói 4 chữ này càng sớm càng tốt: “Con cần bình tĩnh”.

Đừng coi thường 4 từ này, tuy thoạt trông có vẻ đơn giản nhưng nó chỉ ra vấn đề cốt yếu mà đứa trẻ đang mắc phải lúc này, đó là cảm xúc. Việc bố mẹ nhắc nhở như vậy sẽ khiến trẻ nhận ra mình đang có vấn đề về cảm xúc, cần giải quyết nó trước.

Một khi đã ý thức được vấn đề của mình, cảm xúc tiêu cực tạm thời tan biến. Trong trường hợp trẻ vẫn không nín khóc, nhưng ít nhất trẻ sẽ hiểu được vấn đề của mình lúc đó và không làm trầm trọng thêm tình huống đang xảy ra.

Đáng tiếc là một số bố mẹ vẫn chưa hiểu được cảm xúc của trẻ lúc đó, khi thấy chúng khóc liền tức giận hoặc xấu hổ. Việc trẻ quấy khóc có thể khiến cảm xúc của bố mẹ thay đổi, từ đó đưa ra các phương án giải quyết không phù hợp, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Để đối phó với tình trạng trẻ hay quấy khóc, cha mẹ nên ghi nhớ 4 nguyên tắc

1. Đừng la mắng trẻ

Khi thấy trẻ khóc, điều đầu tiên là bố mẹ cũng phải cần bình tĩnh để không la mắng, xúc phạm trẻ. Trong mọi trường hợp, chửi thề là một hành vi thiếu văn minh.

Nếu bố mẹ làm điều này, nó sẽ để lại những tổn thương lớn cho trẻ. Việc bạo lực bằng đòn roi cũng sẽ kích thích cảm xúc nổi loạn bên trong đứa trẻ, khiến việc dạy dỗ, kỷ luật trẻ sau này càng khó khăn hơn.

img

2. Đừng đánh trẻ

Bố mẹ văn minh sẽ hiểu được những mặt tiêu cực của đòn roi đối với một đứa trẻ, họ sẽ không bao giờ đánh con mình chỉ vì chúng quấy khó.

Trên thực tế, nhiều nước phát triển đã ban hành những bộ luật rất nghiêm trong việc trừng phạt bố mẹ sử dụng bạo lực tay chân với trẻ em.

3. Đừng cố thuyết giảng, nói nhiều

Khi trẻ đang khóc, đừng cố giải thích sự thật cho trẻ hoặc dạy dỗ vào lúc này. Khi một đứa trẻ khóc, tâm trạng của chúng đang bị kích động, sẽ không muốn nghe lời bố mẹ.

Nếu bố mẹ càng thuyết giảng, nói nhiều, trẻ sẽ cảm thấy rất phiền phức, chán ghét, cảm xúc tiêu cực nặng nề hơn, nó không khác gì việc “đổ thêm dầu vào lửa”.

4. Đừng trốn tránh

Có một số bố mẹ cảm thấy chán nản nên khi thấy con quấy khóc thì liền bỏ đi một mạch. Họ cho rằng, nếu mình không quan tâm, không nhìn thấy thì trẻ khóc rồi cũng sẽ tự nín mà thôi.

Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Chỉ khi trẻ nhìn thấy bố mẹ đã biết mình khóc nhưng không có phản ứng gì, chúng mới nhận ra khóc là vô ích.

Nếu bố mẹ bỏ đi, trong một số trường hợp trẻ càng khóc to hơn để cố lôi kéo sự chú ý của bố mẹ về phía mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.