Xã hội

Covid-19 hôm nay 4/8: Cả ngày có 7.623 ca, Bình Dương có 1.111 ca tối nay

04/08/2021, 21:00
image

Dịch Covid-19 hôm nay 4/8: Trong ngày 4/8 ghi nhận 7.623 ca nhiễm mới (giảm 754 ca so với hôm qua), riêng Bình Dương tối nay có 1.111 ca nhiễm.

Tin tức Covid-19 mới nhất ngày 4/8:

Theo bản tin Bộ Y tế, tính từ 6h đến 18h30 ngày 04/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.352 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 3.351 ca ghi nhận trong nước

Cụ thể: Bình Dương nhiều nhất với 1.111, TP. Hồ Chí Minh (935), Long An (281), Đồng Nai (225), Khánh Hòa (150), Đồng Tháp (142), Cần Thơ (113), Bình Thuận (84), Sóc Trăng (49), Phú Yên (33), Ninh Thuận (29), Bến Tre (24), Hà Nội (24), Thừa Thiên Huế (19), Thanh Hóa (17), Quảng Ngãi (15), Đắk Lắk (15), Hà Tĩnh (14), Hậu Giang (10), Quảng Nam (10), Gia Lai (10), Nghệ An (6), Bình Phước (6), Quảng Bình (5), Hải Dương (4), Hưng Yên (3), Quảng Trị (3), Kon Tum (2), Sơn La (2), Lào Cai (2), Bắc Ninh (2), Đắk Nông (1), Yên Bái (1), Vĩnh Phúc (1), Nam Định (1), Hà Giang (1), Bạc Liêu (1) trong đó có 821 ca trong cộng đồng.

img

Trong ngày 4/8 ghi nhận 7.623 ca nhiễm mới, riêng Bình Dương tối nay có 1.111 ca nhiễm mới.

Trong ngày 4/8 ghi nhận 7.623 ca nhiễm mới (giảm 754 ca so với hôm qua), trong đó 5 ca nhập cảnh và 7.618 ca ghi nhận trong nước TP. Hồ Chí Minh (3.300), Bình Dương (2.143), Long An (427), Đồng Nai (389), Tây Ninh (194), Bình Thuận (161), Đồng Tháp (156), Cần Thơ (150), Khánh Hòa (150), Đà Nẵng (93), Phú Yên (61), Vĩnh Long (60), Sóc Trăng (49), Ninh Thuận (29), An Giang (24), Bến Tre (24), Hà Nội (24), Bình Định (23), Thừa Thiên Huế (19), Thanh Hóa (17), Quảng Ngãi (15), Đắk Lắk (15), Hà Tĩnh (14), Hậu Giang (10), Quảng Nam (10), Gia Lai (10), Nghệ An (6), Bình Phước (6), Bạc Liêu (5), Đắk Nông (5), Quảng Bình (5), Hải Dương (4), Hưng Yên (3), Quảng Trị (3), Kon Tum (2), Sơn La (2), Lào Cai (2), Bắc Ninh (2), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Yên Bái (1), Vĩnh Phúc (1), Nam Định (1), Hà Giang (1) trong đó có 1.865 ca trong cộng đồng.

Tính đến chiều ngày 4/8, Việt Nam có 177.813 ca nhiễm trong đó có 2.329 ca nhập cảnh và 175.484 ca mắc trong nước.

Hôm nay, ghi nhận 3.501 bệnh nhân khỏi bệnh; nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 54.332 ca.

470 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU, 21 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Chiều 4/8 Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông tin thêm 256 ca tử vong (2072-2327) tại 13 tỉnh, thành phố trong những ngày gần dây như sau: Nhiều nhất tại TP. HCM: 217 ca; Long An 9 ca; Đồng Tháp 8 ca; Đồng Nai 8 ca; Bến Tre 4 ca; Vĩnh Long 3 ca; Hà Nội 1 ca; An Giang 1 ca; Bình Thuận 1 ca; Cần Thơ 1 ca; Sóc Trăng 1 ca; Thành phố Đà Nẵng 1 ca; Khánh Hoà 1 ca

Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 7.291.808 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.547.477 liều, tiêm mũi 2 là 744.331 liều.

Bộ Y tế đề nghị địa phương công bố ca mắc Covid-19 và tử vong 2 lần trong ngày

Để công khai kịp thời, chính xác thông tin, diễn biến dịch Covid-19 cho người dân, ngày 4/8, Bộ Y tế đã có công văn số 6289/BYT-KCB đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động công bố thông tin dịch bệnh Covid-19 trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Theo đó, giao cho các cơ quan chức năng chủ động công bố số ca mắc mới Covid-19, ca đang điều trị, ca khỏi bệnh, ca tử vong trong ngày và cộng dồn từ đầu dịch qua Cổng thông tin chính thức của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Thời điểm công bố hàng ngày vào 6 giờ và 18 giờ.

Chỉ đạo Sở Y tế vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm thống kê, báo cáo gửi về Bộ Y tế theo các văn bản của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19 và của Bộ Y tế để kịp thời tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Trước đó, dư luận từng đặt câu hỏi về việc vì sao Bộ Y tế công bố ca mắc và tử vong do Covid-19 chậm hơn các địa phương.

Giải thích về việc này, đại diện Bộ Y tế cho biết các ca bệnh sau xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố cập nhật lên hệ thống. Phần mềm của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ cấp mã số cho từng ca bệnh. Khi có mã số kèm theo các yếu tố dịch tễ của ca bệnh, lúc này Bộ Y tế mới có đầy đủ dữ liệu để công bố.

Việc hoàn thiện dữ liệu ca bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào CDC các tỉnh, thành phố. Trong khi đó một số địa phương có số ca mắc mới mỗi ngày tăng cao, khối lượng thông tin cập nhật hàng ngày đối với các ca bệnh rất lớn, nên thông tin cập nhật có phần chậm trễ.

Trước đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo CDC và các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 rà soát các ca được xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, các ca khỏi bệnh và ca tử vong do Covid-19 (nếu có) và nhanh chóng cập nhật thông tin về những ca này trên hệ thống đăng ký ca mắc mới và hệ thống quản lý điều trị bệnh nhân Covid-19, để Bộ Y tế có cơ sở thông báo chính thức về các trường hợp mắc mới, trường hợp khỏi bệnh và trường hợp tử vong.

Một cán bộ công an tỉnh Bình Dương qua đời

Công an tỉnh Bình Dương xác nhận thông tin một cán bộ của công an tỉnh mắc COVID-19 đã tử vong.

Cụ thể, thượng tá Phan Minh Phương (53 tuổi, trưởng phòng An ninh đối nội Công an tỉnh) được xác định mắc COVID-19 từ ngày 23/7 khi xét nghiệm tại bệnh xá của cơ quan.

Ông Phương được đưa đi cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến tại Đại học Quốc gia TP.HCM (thành phố Dĩ An, Bình Dương). Ngày 2/8, ông được chuyển tới Bệnh viện dã chiến tại phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên. Hôm nay 4/8, ông tử vong.

Theo Công an tỉnh Bình Dương, do giãn cách xã hội nên Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an không tổ chức lễ tang theo nghi thức với thượng tá Phương mà sẽ tổ chức lễ truy điệu sau.

Tới tối 4/8, Bình Dương đã ghi nhận tổng cộng có 136 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Mặc dù trong ngày 4/8, Bình Dương có gần 3.600 bệnh nhân ra viện nhưng cũng có tới 2.143 ca mắc mới (trong đó bao gồm 1.876 ca mắc trong ngày và 267 mắc nhiều ngày trước nhưng nay được rà soát, bổ sung).

Lũy kế toàn tỉnh Bình Dương có 21.556 ca mắc COVID-19 từ đợt dịch thứ tư, tiếp tục là địa phương nóng thứ hai cả nước chỉ sau TP.HCM.

Trong số các ca mắc COVID-19, hiện có hơn 8.000 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó có 112 phụ nữ mang thai và 397 người có diễn biến nặng.

Tới cuối ngày, Bình Dương đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được cho gần 92.700 người nhưng vẫn chưa đạt 1/3 tổng lượng vắc xin được phân bổ đã về tới tỉnh (khoảng 311.000 liều).

Việt Nam ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer

Bộ Y tế cho biết VN đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine của Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có cuộc trao đổi với đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ.

Bộ trưởng Y tế cảm hơn Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam trang thiết bị, ngân sách và hơn 5 triệu liều vắc-xin Moderna qua cơ chế COVAX. Tuy nhiên, dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với khả năng lây lan nhanh và mạnh của biến thể Delta, vì vậy rất cần thêm nguồn cung ứng vắc-xin Covid-19.

img

Việt Nam ký hợp đồng mua 31 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Pfizer

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện tại, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vắc-xin Covid-19 của Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa, song phải tới 3 tháng cuối năm 2021 47 triệu liều mới về Việt Nam.

Do đó, Bộ trưởng đề nghị USAID sớm có những tác động để thúc đẩy tiến trình cung ứng vắc-xin Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất, nhận thêm một số lô ngay trong tháng 8-9 để đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tăng độ bao phủ của vắc-xin cho người dân Việt Nam.

Theo ông Long, đây là vấn đề ưu tiên giúp ứng phó tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn vắc-xin tại Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế cũng đề xuất USAID tiếp tục vận động Mỹ hỗ trợ Việt Nam máy thở chức năng cao để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ thêm tủ cấp đông âm sâu (-75 độ C) để bảo quản vắc-xin cũng như các bồn chứa oxy và thiết bị phụ trợ.

Theo thông tin từ USAID, đầu tháng 9, dự kiến 77 tủ cấp đông âm sâu sẽ đến Việt Nam. Đây là số tủ âm sâu quà tặng được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thông báo trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7-2021 vừa qua.

Về hợp đồng vắc-xin, USAID và CDC Mỹ đều cho biết sẽ cố gắng vận động để Chính phủ Mỹ ưu tiên viện trợ vắc-xin Pfizer cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Trước mắt Mỹ đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam khoản kinh phí 4,5 triệu USD nhằm hỗ trợ thực hiện tiêm chủng vắc-xin và nâng cao năng lực hệ thống y tế trong phòng chống dịch Covid-19.

Khẳng định biến thể Delta thật sự khó khăn trong kiểm soát, đại diện CDC Mỹ cho biết sẵn sàng phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế trong trao đổi kỹ thuật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để phòng chống đại dịch.

Đến sáng 4/8, Việt Nam đã nhận hơn 17,6 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19, trong đó đã tiêm chủng được gần 7,3 triệu liều.

20 chợ, 52 siêu thị đóng cửa, Hà Nội cam kết đủ hàng hoá

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa dừng hoạt động.

Tuy nhiên, thành phố cam kết đảm bảo hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân.

img

Hà Nội phông toả chợ đầu mối Long Biên do có tiểu thương nhiễm Sars-CoV-2.

Chiều 4/8, Sở Công Thương Hà Nội thông tin về kế hoạch đảm bảo hàng hoá phục vụ nhân dân Thủ đô trong những ngày giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa trên địa bàn, thành phố rà soát lại các vùng trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn để cơ cấu tổ chức lại sản xuất, chăn nuôi (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…), tiếp tục kết nối với các tỉnh, thành phố cung cấp hàng hóa cho Hà Nội qua các kênh phân phối nhằm đảm bảo nguồn cung cao nhất cho Hà Nội.

Sở Công Thương Hà Nội đã rà soát nguồn hàng các tỉnh đang cung cấp trọng tâm với 21 tỉnh, thành phố phía Bắc trong Ban điều phối chuỗi cung ứng rau, thịt, thực phẩm an toàn cho thành phố, tập trung khai thác nguồn hàng gần 800 chuỗi, các doanh nghiệp chế biến lớn, các doanh nghiệp, hộ sản xuất các sản phẩm OCOOP, các HTX… để đưa về Hà Nội và tiếp tục làm việc với các tỉnh khác để đảm bảo nguồn hàng thay thế.

Theo Sở Công Thương, trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa dừng hoạt động.

Để đảm bảo được nguồn cung và tiếp tục phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tăng lượng dự trữ hàng hóa tối đa về phục vụ nhân dân trên địa bàn. Nhiều hệ thống đã tăng lên trên 50% so với ngày bình thường, đổi mới các hình thức kinh doanh (tăng cường bán onile trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/24/7.....

Một số cơ sở chế biến trên địa bàn tiếp tục tăng công suất cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối; Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã rà soát lại nguồn cung hàng hóa, nắm nhu cầu của người dân để chỉ đạo các hệ thống phân phối thu mua giúp người dân hạn chế đi lại.

"Hiện nay hệ thống VinShop đã đưa vào hoạt động 800 điểm bán hàng thiết yếu trên 30 quận, huyện, thị xã. Sở đang phối hợp với Bưu điện Hà Nội để tiếp tục mở thêm 472 điểm bán hàng thiết yếu.

Các quận, huyện, thị xã đã xây dựng phương án tổ chức triển khai điểm bán hàng trong tình huống dịch COVID-19 trong đó mỗi phường/xã ít nhất tổ chức thêm 1 điểm bán, những nơi chưa có chợ tổ chức tối thiểu từ 2 điểm bán trở lên; rà soát các điểm đất trống, sân vận động, bến xe (đang dừng hoạt động), các chợ đang hoạt động chưa hết công suất… giúp thành phố làm nơi trung chuyển hàng hóa, giãn cách cho các chợ đầu mối đang dừng hoạt động", Sở Công Thương thông tin.

Cũng theo Sở Công Thương, tính đến nay trên địa bàn thành phố có 8.216 điểm bán hàng bình ổn giá đã được niêm yết công khai trên địa bàn để phục vụ nhân dân, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động do các quận, huyện, thị xã bố trí.

img

Shipper ở Cần Thơ được xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí và theo định kỳ 3 ngày/lần. Ảnh: Đình Đình.

Cần Thơ xét nghiệm miễn phí 3 ngày/lần cho shipper

Ngày 4/8, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè, ký quy định quản lý hoạt động loại hình nhân viên giao hàng (shipper), trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, từ ngày 4/8, các đơn vị quản lý, cung ứng dịch vụ nhân viên giao hàng chủ động phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện bổ sung giải pháp phòng, chống dịch Covid-19. UBND TP Cần Thơ yêu cầu các đơn vị rà soát đội ngũ nhân viên giao hàng và điều chỉnh giảm 30% số nhân viên đang quản lý.

Các nhân viên này sẽ xét nghiệm định kỳ 3 ngày/lần và phải mang theo giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, khi di chuyển trên đường.

Nhân viên giao hàng ở Cần Thơ chỉ được phép hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày. Các đơn vị làm ngay bảng tên thẻ cứng có hình và xác nhận cho từng nhân viên giao hàng, nhận diện thông qua mã QR code có hiển thị đầy đủ thông tin, phương tiện và lộ trình di chuyển.

Nhân viên giao hàng chỉ được hoạt động trên địa bàn một quận, còn trường hợp giao hàng liên quận, huyện khi vận chuyển nhu yếu phẩm phục vụ cho các bệnh viện dã chiến.

Từ sáng đến trưa, Hà Nội thêm 43 ca nhiễm

Trưa 24/8, Hà Nội công bố thêm 24 ca Covid-19 mới, trong đó có 4 trường hợp không có yếu tố dịch tễ, phát hiện bệnh khi đi khám ho sốt và xét nghiệm. Như vậy, chỉ trong vòng từ sáng đến trưa, Hà Nội có tổng 43 ca nhiễm mới.

CDC Hà Nội cho biết, trong 24 ca mắc mới có 16 ca tại cộng đồng, 8 ca tại khu cách ly, ghi nhận tại 4 chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt (4); ho, sốt thứ phát (17); liên quan 90 Văn Miếu - Đống Đa (2); liên quan công ty SEI (1).

img

Trong 24 ca nhiễm mới ở Hà Nội trưa nay, có 4 người không có yếu tố dịch tễ, phát hiện bệnh khi đi khám ho sốt và xét nghiệm.

Như vậy, tính từ 18h ngày 3/8 đến 12 giờ ngày 4/8, Hà Nội ghi nhận 43 trường hợp mắc Covid-19. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 1.453 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 880 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 573 ca.

Trong đó, có 4 ca ho sốt cộng đồng:

C.T.N (nữ, SN 1995), trú tổ 35, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh. Bệnh nhân làm việc tại Công ty TNHH CASA. Ngày 2/8, bệnh nhân xuất hiện sốt ho, được lấy test nhanh dương tính, và lẫy mẫu xét nghiệm PCR. Kết quả ngày 3/8 dương tính.

N.K.T (nam, SN 1993), trú Lạc Thị, Ngọc Hồi, Thanh Trì. Sáng 3/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, có đờm, mệt mỏi, ớn lạnh, đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính đã được CDC Hà Nội khẳng định.

N.T.L (nữ, SN 1980), trú Tự Khoát, Ngũ Hiệp, Thanh Trì. Ngày 3/8, bệnh nhân có sốt nhẹ đến xét nghiệm tại Bệnh viện Medlatec, kết quả dương tính ngày 4/8.

Đ.T.M (nữ, SN 1989), trú Tự Khoát, Ngũ Hiệp, Thanh Trì. Ngày 3/8 đến xét nghiệm sàng lọc tại Bệnh viện Medlatec, kết quả dương tính ngày 4/8.

Chùm ho, sốt thứ phát ghi nhận thêm 17 ca bệnh:

Đ.T.A (nữ, SN 2018); Đ.T.M (nữ, SN 1950; Đ.D.T (nam, SN 1944), đều ở E8 TT Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội. Các bệnh nhân là F1 (con và bố mẹ chồng) của bệnh nhân V.K.H.

N.T.X (nam, SN 1955), ở tổ 35, thị trấn Đông Anh, là tổ trưởng kho Chè, Công ty CASA Đông Anh, làm cùng bệnh nhân C.T.N.

N.H.Đ (nam, SN 2009), ở Kính Nỗ, Uy Nỗ, Đông Anh, là F1 (cháu) của BN 152091, tiếp xúc hàng ngày.

P.Q.K (nam, SN 1997), ở ngõ 51/16 Ngọa Long, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, là F1 (cùng phòng trọ) của BN 114624.

N.V,G (nam, SN 1998), ở Đại Khang, Hữu Hòa, Thanh Trì, là cán bộ phục vụ tại khu cách ly từ 30/7. Công việc chính bao gồm: phun khử khuẩn, đón tiếp công dân, phát cơm, thu góm rác. Ngày 3/8, bệnh nhân được test nhanh kháng nguyên dương tính, được lấy mẫu PCR, kết quả dương tính.

N.V.H (nam, SN 1971) ở Trần Nhật Duật, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, là F1 của BN 165475.

P.V.T (nam, SN 1969, ở 57 ngõ 105 Vọng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm, sống trong khu vực phong tỏa, cùng ngõ với nhiều bệnh nhân dương tính.

L. T.H (nữ, SN 1992), ở tổ 35, thị trấn Đông Anh, làm tại Công ty CASA Đông Anh làm cùng bệnh nhân C.T.N.

L.T.T.T (nữ, SN 1973; L.H.H.V (nữ, SN 2006), ở 364 Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai. Cả 2 bệnh nhân là F1 bệnh nhân 114601, tiếp xúc lần cuối ngày 24/7, đã cách ly tập trung và xét nghiệm âm tính lần 1, ngày 3/8 được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính.

L. K. H (nam, SN 1968), ở Ninh Xá, Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội, là F1 của bệnh nhân 128520,141175,145754. Bệnh nhân được lấy mẫu lần 1 âm tính và cách ly. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, đau rát họng, được lấy mẫu lần 2 kết quả dương tính.

T.K.N (nữ, SN 1969), ở Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì, là F1 của bệnh nhân 158517 (bán dưa cà trước nhà) và là bà nội của bệnh nhân 174464. Ngày 3/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

N.Đ.V (nam, SN 1993); N.V.P (nam, SN 1967); Đ.T.H (nữ, SN 1991), ở Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì. Các bệnh nhân là các F1 – sống cùng nhà BN174464, ngày 3/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Chùm 90 Nguyễn Khuyến – Đống Đa có thêm 2 ca nhiễm là Đ.T.H.Y (nữ, SN 1987), ở số 43 ngõ 107 Trần Khát Chân, Thanh Lương, Hai Bà Trưng, là F1 của BN 55931 (nhân viên lau dọn nhà cho BN 51220), ngày 19/7 chuyển cách ly tập trung và đã xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 3/8 lấy mẫu lần 3 dương tính.

N.T.M.L (nữ, SN 1982), ở chung cư Hòa Bình Green City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. Là F1 (sống cùng nhà) với BN55947 (là F1 BN 51220), ngày 19/7 chuyển cách ly tập trung và đã xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 3/8 lấy mẫu lần 3 dương tính.

Chùm liên quan Bắc Giang tại Công ty SEI có 1 bệnh nhân mới là B.V.L (nam, SN 2002, ở Sáp Mai, Võng La, Đông Anh), là nhân viên Công ty SEI, là F1 của bệnh nhân N.T.T.V (ngồi cùng xe ngày 31/7 từ Trung tâm Y tế huyện Đông Anh về nhà). Ngày 3/8 được lấy mẫu, có kết quả xét nghiệm dương tính.

img

Tỉnh Đồng Tháp hiện đang điều trị cho 2497 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 80 trường hợp nặng và 31 trường hợp rất nặng.

Đồng Tháp đang điều trị 2.497 ca, 80 ca nặng, 31 ca rất nặng

Sáng 4/8, Tổ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Tháp về công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Tháp, hiện tỉnh đang điều trị cho 2.497 bệnh nhân trong đó có 80 trường hợp nặng và 31 trường hợp rất nặng. Tỉnh có 19 cơ sở điều trị, khu điều trị ký túc xá Cao đẳng Cộng đồng TP Cao Lãnh hiện có số bệnh nhân nhiều nhất với 650 bệnh nhân.

Tính đến nay, tỉnh đã điều trị khỏi cho 873 bệnh nhân, 31 trường hợp đang điều trị tại khoa ICU Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc và BV Phổi tiên lượng rất nặng, có 4 trường hợp rất nặng đã chuyển sang BV đa khoa Trung ương Cần Thơ. Hiện tại Đồng Tháp đang nhận sự hỗ trợ của BVĐKTrung ương Huế, BV Lão khoa Trung ương và BVĐK Nông nghiệp điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng.

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đồng Tháp cần nâng cao năng lực nhân viên y tế tuyến cơ sở về sàng lọc, theo dõi bệnh nhân và xử lý kháng đông, kháng viêm khi bệnh nhân trở nặng. Bên cạnh đó cần cung cấp trang thiết bị kháng đông, kháng viêm cho y tế cơ sở và bổ sung máy X-quang di động cho các bệnh viện để rà soát các bệnh nhân có dấu hiệu bị tổn thương phổi.

Về việc phát hiện, chăm sóc và điều trị bệnh nhân chuyển nặng tại nhà, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, cần sử dụng thuốc kháng đông dạng uống cho những bệnh nhân không chống chỉ định với thuốc chống đông và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị.

Về công tác chuyển giao kỹ thuật, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp đề nghị Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc nhanh chóng tiếp nhận việc chuyển giao kỹ thuật về hồi sức cấp cứu từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế để chủ động nhân lực điều trị bệnh nhân.

Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp sẽ cố gắng đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị cho các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh Covid-19 để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các bác sĩ và giảm những trường hợp Covid-19 chuyển nặng.

img

Từ sáng đến trưa 4/8, Hà Nội công bố 43 ca nhiễm mới.

TP.HCM đề nghị phân bổ 5,5 triệu liều vaccine trong tháng 8

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa có văn bản khẩn gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về đề nghị phân bổ vaccine cho TP.HCM.

Công văn cho biết dự kiến trong tháng 8, TP cần 4,5 triệu liều vaccine các loại để tiêm mũi 1 và 1 triệu liều vaccine để tiêm mũi 2 cho người dân. Với người tiêm mũi 2, nhu cầu cụ thể của TP là: 800.000 người đã tiêm AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần; 200.000 người đã tiêm Moderna từ 4 tuần.

Như vậy, thành phố cần tổng cộng 5,5 triệu liều vaccine từ 5/8 đến 31/8 cho cả 2 nhóm đối tượng trên. Trung bình mỗi ngày, TP cần 210.000 liều vaccine. Để đạt mục tiêu đặt ra, thành phố đề xuất được cấp sớm vaccine từ ngày 5/8 và theo tiến độ liên tục đến 31/8.

Cùng ngày, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam ký công văn gửi các đơn vị về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine.

Để triển khai tiêm chủng an toàn, Sở Y tế đề nghị người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi thứ hai bằng vaccine đó.

Trường hợp nguồn vaccine hạn chế thì có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi thứ hai bằng vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi 1 vaccnie AstraZeneca (nếu được người tiêm chủng đồng ý), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

"Không sử dụng vaccine Moderna sản xuất hoặc vaccine khác để tiêm mũi thứ hai cho người đã tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca", Sở Y tế cảnh báo.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi hai chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

img

Cán bộ y tế thực hiện khám, tư vấn trước khi tiêm vaccine cho người dân.

Bộ Y tế hướng dẫn trường hợp nên hoãn tiêm vaccine

Tại công văn 6202 Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm chủng, Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn;

Ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355 của Bộ Y tế.

Theo công văn mới nhất này, những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng thì tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.

Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị hướng dẫn người dân điền Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, Phiếu sàng lọc trên nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy, thực hiện khai báo y tế; thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân tham gia đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp.

Nhóm các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm:

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

img

Liên tục cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình dịch Covid-19 ngày 4/8.

Cả nước thêm 4.271 ca, Bình Dương vượt mốc 20.000 ca

Theo bản tin sáng của Bộ Y tế, tính từ 19h ngày 3/8 đến 6h ngày 4/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 4.271 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 4.267 ca ghi nhận trong nước.

Tại TP. Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận nhiều nhất với 2.365, tiếp đến là Bình Dương (1.032), Tây Ninh (194), Đồng Nai (164), Long An (146), Đà Nẵng (93), Bình Thuận (77), Vĩnh Long (60), Cần Thơ (37), Phú Yên (28), An Giang (24), Bình Định (23), Đồng Tháp (14), Bạc Liêu (4), Đắk Nông (4), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1) trong đó có 1.044 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng ngày 4/8, Việt Nam có 174.461 ca nhiễm trong đó có 2.328 ca nhập cảnh và 172.133 ca mắc trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 170.563 ca, trong đó có 48.057 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Duy trì 4 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.

9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 50.831 ca; 463 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 20 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.451.122 mẫu cho 18.303.458 lượt người.

Trong ngày 4/8 có 405.884 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 7.291.808 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.547.477 liều, tiêm mũi 2 là 744.331 liều.

img

Tính đến nay, TP.HCM là địa phương được phân bổ nhiều nhất với 4.075.270 liều

Giảm thời gian cách ly tập trung với người nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine

Ngày 4/8, Bộ Y tế đã có công văn gửi các cơ quan, đơn vị liên quan về việc giảm thời gian cách ly y tế tập trung đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, sẽ thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày và tiếp tục theo dõi y tế trong 7 ngày tiếp theo (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế) đối với người nhập cảnh đáp ứng đủ các điều kiện như:

- Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

- Đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy chứng nhận tiêm chủng;

Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp.

Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 tính từ ngày nhập cảnh (ngày thứ nhất có thể sử dụng test kháng nguyên nhanh hoặc bằng phương pháp RT-PCR; ngày thứ 7 bắt buộc phải sử dụng phương pháp RT-PCR mẫu đơn). Trường hợp có kết quả dương tính thì xử trí theo quy định.

img

Sáng 4/8, Hà Nội ghi nhận 19 ca dương tính SARS-CoV-2 mới

Hà Nội ghi nhận 19 ca mắc Covid-19 trong sáng nay

Từ 18h ngày 3/8 đến 6h ngày 4/8, Hà Nội ghi nhận 19 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 12 ca tại cộng đồng, 7 ca tại khu cách ly.

Các ca Covid-19 mới phát hiện phân bố theo chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt (2), ho, sốt thứ phát (14), liên quan đến 95 Láng Hạ - Đống Đa (2), liên quan đến Bắc Giang tại Công ty SEI (1).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 1.429 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 864 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 565 ca.

Chùm ho sốt cộng đồng ghi nhận 2 ca bệnh, gồm:

L.T.K.O., nữ, sinh năm 1978. Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện ngứa họng, được làm test nhanh kết quả dương tính tại Bệnh Viện đa khoa Đống Đa, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm PCR. Kết quả xét nghiệm cùng ngày khẳng định bệnh nhân dương tính.

V.K.H., nữ, sinh năm 1987. Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân. Bệnh nhân bị bỏng ở mặt sau cẳng chân, ngày 2/8/2021 có đến Bệnh viện Bỏng quốc gia khám, tại đây được làm test nhanh có kết quả dương tính. Ngày 3/8 bệnh nhân có kết quả PCR khẳng định dương tính.

Chùm ho, sốt thứ phát ghi nhận thêm 14 bệnh nhân, gồm:

N.B.N., nữ, sinh năm 2019. Địa chỉ: Liên Ninh, Thanh Trì. Bệnh nhân sống trong khu phong tỏa, được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

L.B.V., nữ, sinh năm 2005. Địa chỉ: Thổ Quan, Đống Đa. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.T.N.T., Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3/8.

N.T.T.T, nữ, sinh năm 1985. Địa chỉ: Thổ Quan, Đống Đa. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.T.N.T. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3/8.

T.T.H., nữ, sinh năm 1997. Địa chỉ: Tiến Xuân, Thạch Thất. Bệnh nhân là F1 của BN65753. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung. Ngày 2/8, bệnh nhân xuất hiện rát họng, được lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 3/8.

N.M.T., nam, sinh năm 2012. Địa chỉ: Liên Ninh, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.M.T.. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại Thạch Thất. Ngày 3/8 có kết quả xét nghiệm dương tính.

N.T.N., nữ, sinh năm 1966. Địa chỉ: Minh Khai, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân V.N.A.. Bệnh nhân được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 31/7, kết quả âm tính. Ngày 3/8, bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, khó thở, được lấy mẫu và có kết quả dương tính.

N.N.D., nữ, sinh năm 1980. Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín, Thường Tín. Bệnh nhân là F1 (con) của bệnh nhân N.V.K. Ngày 3/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

T.N.K., nam, sinh năm 2010. Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín, Thường Tín. Bệnh nhân là F1 (cháu) của bệnh nhân N.V.K.. Ngày 3/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

H.T.T., nữ, sinh năm 1966. Địa chỉ: Liên Ninh, Thanh Trì. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.T.M.. Bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung ngày 29/7. Ngày 2/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, đau mỏi người, ớn lạnh, được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ngày 3/8 dương tính.

Đ.Q.A., nam, sinh năm 2004. Địa chỉ: Vĩnh Tuy Hai Bà Trưng. Bệnh nhân có liên quan đến Công ty Thanh Nga. Ngày 2/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, ho, được lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 3/8, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính.

N.T.T., nữ, sinh năm 1990. Địa chỉ: Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân H.V.K., tiếp xúc lần cuối ngày 2/8. Ngày 3/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

N.T.V., nam, sinh năm 1994. Địa chỉ: Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng. Bệnh nhân là nhân viên Công ty Thanh Nga, nghỉ làm từ ngày 29/7. Ngày 3/8, bệnh nhân có triệu chứng bệnh, được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

N.T.L., nam, sinh năm 2009. Địa chỉ: Trung Văn, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân là F1 (con) của bệnh nhân T.T.P., được lấy mẫu xét nghiệm ngày 3/8, có kết quả dương tính.

Đ.D.T., nam, sinh năm 1986. Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân. Bệnh nhân là F1 (chồng) của bệnh nhân V.K.H.. Ngày 3/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Chùm ca bệnh 95 Láng Hạ - Đống Đa có thêm 2 ca:

P.B.Y., nữ, sinh năm 1987. Địa chỉ: Dịch Vọng, Cầu Giấy. Bệnh nhân là F1 (con) của bệnh nhân L.T.C.T., cách ly cùng mẹ tại khu cách ly Binh Đoàn 12. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

V.T.L., nữ, sinh năm 1951. Địa chỉ: Văn Miếu, Đống Đa. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.T.H. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung. Ngày 3/8 có kết quả xét nghiệm dương tính.

Chùm liên quan Bắc Giang tại Công ty SEI có thêm 1 bệnh nhân là N.T.T., nữ, sinh năm 1985. Địa chỉ: Nam Hồng, Đông Anh. Bệnh nhân làm việc tại Công ty SEI, được cách ly tập trung từ ngày 5/7. Ngày 3/8, bệnh nhân xuất hiện sốt, đau đầu, mất vị giác, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (CDC Hà Nội thực hiện).

Bộ Y tế phân bổ thêm gần 1.700.000 liều vaccine cho TP.HCM và Hà Nội

Việt Nam vừa tiếp nhận thêm 1.074.380 liều vaccine AstraZeneca (AZ), trong đó 659.500 liều mua từ AZ thông qua VNVC được phân bổ cho TP. HCM và 414.880 liều do Chính phủ Vương quốc Anh & Bắc Ai-len viện trợ được phân bổ cho TP. Hà Nội.

Trong ngày 3/8, Bộ Y tế đã điều chỉnh Quyết định 3600/BYT-QĐ về việc phân bổ vaccine phòng Covid-19 đợt 16 để phân bổ thêm cho TP.HCM (tăng 319.000 liều) và TP. Hà Nội (tăng 284.000 liều).

Như vậy, trong 3 đợt phân bổ vaccine gần nhất (đợt 16, 17, 18), TP.HCM được cấp 1.148.500 liều và Hà Nội được cấp 868.880 liều. Ngoài ra, các Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương tại TP. HCM và TP. Hà Nội được cấp lần lượt 40.000 liều và 74.500 liều trong các đợt này để tiêm cho người dân trên địa bàn.

Tính đến nay, TP.HCM là địa phương được phân bổ nhiều nhất với 4.075.270 liều (bao gồm cả số lượng vaccine phân bổ cho các ​Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn); tỷ lệ phân bổ vaccine trên dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 29%. Tiếp theo, TP Hà Nội đã được phân bổ 2.943.770 liều (bao gồm cả số lượng vaccine phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn); tỷ lệ phân bổ vaccine trên dân số từ 18 tuổi trở lên đạt 26%.

img

Nhân viên y tế đã có mặt phun khử khuẩn khu vực Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu.

Hà Nội có thể áp dụng phong toả nghiêm ngặt với khu vực nhiều F0

Thường trực Thành ủy giao Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội chủ động quyết định phong tỏa nghiêm ngặt khu vực có nhiều ca F0 để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.

Thường trực Thành ủy Hà Nội nhận định tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường. Qua công tác rà soát cộng đồng, thành phố đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, có thể còn có những ca bệnh ngoài cộng đồng chưa được phát hiện.

Vì vậy, Thường trực Thành ủy yêu cầu toàn thành phố thực hiện giãn cách xã hội thực chất; siết chặt quản lý, giám sát việc đi lại của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân theo quy định ngay từ gia đình, thôn, xóm, cơ quan, đơn vị... Việc cấp giấy phục vụ đi lại của người dân, cán bộ, công chức, phải bảo đảm đúng quy định.

Thành ủy yêu cầu tận dụng tối đa thời gian giãn cách xã hội để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng; dập tắt nhanh nhất ổ dịch mới, cố gắng không để lây lan rộng ra cộng đồng.

"Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội chủ động quyết định việc thực hiện biện pháp cao hơn trong thời gian giãn cách xã hội như phong tỏa, ra lệnh giới nghiêm một khu vực có nhiều ca F0: Khu dân cư, tổ dân phố, cấp phường, xã, thị trấn... để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng", kết luận chỉ đạo nêu.

img

Sau 1 giờ, nền tảng hỗ trợ truy vết của Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 Quốc gia đã truy vết hàng nghìn trường hợp liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga

Siết chặt hoạt động của khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh, bảo đảm chỉ hoạt động khi đáp ứng yêu cầu an toàn phòng dịch.

Khẩn trương hoàn thành Trung tâm Hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại quận Hoàng Mai với quy mô 500 giường; đồng thời đưa vào sử dụng cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ với quy mô 1.000 giường tại Khu đô thị Đền Lừ, quận Hoàng Mai.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu công an, quân đội, y tế, công nhân khu công nghiệp, tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu...

Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.396 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, ngoài ra có hơn 200 ca mắc trong các bệnh viện tuyến Trung ương. Riêng chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến trưa 3/8 đã có 1.127 ca dương tính với virus.

img

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tại trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm. Ảnh: Nguyễn Cúc/TTXVN.

Việt Nam ghi nhận 8.429 ca mắc mới

Ngày 3/8, Việt Nam ghi nhận 8.429 ca mắc mới, trong đó 52 ca nhập cảnh và 8.377 ca ghi nhận trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất là 4.171. Bình Dương ghi nhận 1.606 ca.

Như vậy, đến 19 giờ ngày 3/8, Việt Nam có tổng cộng 170.190 ca nhiễm trong đó có 2.324 ca nhập cảnh và 167.866 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 166.296 ca, trong đó có 48.057 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình. Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn là Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 135.186 xét nghiệm cho 448.129 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.451.122 mẫu cho 18.303.458 lượt người. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 6.959.197 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.246.333 liều, tiêm mũi 2 là 712.864 liều.

Thông tin từ Tiểu ban điều trị (Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) cho biết, trong ngày, có 3.866 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 50.831 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị hồi sức tích cực (ICU) là 463 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị tim phổi nhân tạo (ECMO) là 20 ca.

Tiểu ban điều trị cũng thông báo bổ sung 190 ca tử vong (số 1882 - 2071) tại 10 tỉnh, thành phố. Cụ thể: Tại TP Hồ Chí Minh ngày 2/8 có 166 ca; tại tỉnh Long An từ ngày 27/7 - 2/8 có 7 ca; tại tỉnh Đồng Tháp ngày 2/8 có 5 ca; tại tỉnh Bến Tre từ ngày 25/7 - 2/8 có 4 ca; tại tỉnh Đồng Nai từ ngày 2 - 3/8 có 2 ca; tại tỉnh Vĩnh Long ngày 2/8 có 2 ca; tại thành phố Hà Nội ngày 3/8 có 1 ca; tại thành phố Đà Nẵng ngày 3/8 có 1 ca; tại thành phố Cần Thơ ngày 3/8 có 1 ca; tại tỉnh An Giang ngày 2/8 có 1 ca.

img

TP.HCM bắt đầu bước vào đợt tiêm vacicne thứ 6 cho người dân. Ảnh: Duy Hiệu.

Truy vết nhiều trường hợp liên quan đến Công ty Thanh Nga bằng công nghệ

Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 Quốc gia, sau 1 giờ, nền tảng hỗ trợ truy vết của Trung tâm đã truy vết tự động được hàng nghìn trường hợp liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga.

Nếu áp dụng theo cách truyền thống, thủ công thì khó có thể tìm ra nhanh, chính xác. Có được kết quả trên là do Hà Nội đã đẩy mạnh việc quét mã QR khi đến các địa điểm.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện khai báo y tế trên ứng dụng Bluezone, nhất là đối với những người có biểu hiện ho, sốt, đau họng. Việc khai báo y tế đã khẳng định hiệu quả khi giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện ra những ca “chỉ điểm” trong cộng đồng, nhằm chặn đứng, khóa chặt nguồn lây nhiễm.

Ngày 2/8, Hà Nội đã phát động người dân khai báo y tế hàng ngày trên các ứng dụng công nghệ. Chỉ sau 1 ngày phát động, hiện nay số lượng khai báo y tế trên các ứng dụng đã tăng gấp đôi.

Ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng Hệ thống Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia, cho biết “Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 Quốc gia khuyến nghị người dân khai báo y tế hàng ngày và xuất trình mã QR khi tới nơi công cộng. Các địa điểm cần thực hiện nghiêm việc quét mã QR của người đến. Với sự hỗ trợ của công nghệ, hy vọng sẽ sớm kiểm soát tốt dịch bệnh”.

img

Hà Nội khẩn tìm người từng đến siêu thị liên quan ca Covid-19

Ngày 3/8, CDC Hà Nội phát đi thông báo khẩn, tìm người trên địa bàn từng có mặt tại địa điểm có ca Covid-19.

Theo đó, người dân từng đến siêu thị Vinmart Yên Sở (Tầng 1, tòa nhà The Two, tổ dân phố số 11, khu đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai) vào thời gian từ ngày 23/7 đến ngày 1/8 cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế nơi cư trú hoặc gọi điện thoại đến các số: 0969.082.115/0949.396.115 (CDC Hà Nội) để được tư vấn, hỗ trợ.

Trước đó, trưa 3/8, CDC Hà Nội có báo cáo nhanh về ca bệnh N.T.M.H., nữ, sinh năm 2000, là nhân viên tại Vinmart Yên Sở. Chị H. trước đó là F1 của bệnh nhân 157678, từng đứng bán hàng ở quầy thịt lợn cùng bệnh nhân 157678 trong khoảng 30 - 45 phút ngày 25/7. Đến ngày 2/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Ở đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội đã ghi nhận 1.410 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, số ca ghi nhận ngoài cộng đồng là 852, số người phát hiện dương tính khi đã cách ly là 557.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, CDC Hà Nội khẩn thiết đề nghị tất cả người dân, khi có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường/xã nơi cư trú hoặc hotline 0969.082.115/ 0949.396.115 để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí.

Việc sàng lọc nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19, giúp sức cùng chính quyền và ngành y tế Hà Nội kiểm soát dịch bệnh.

Video: Cảnh chen chúc mua sắm tại chợ Linh Lang, quận Ba Đình, TP Hà Nội khi đang thực hiện giãn cách xã hội

9 người trong một gia đình mắc Covid-19

Sau khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng xuất hiện ca mắc Covid-19, cơ quan chức năng truy vết dịch tễ đã phát hiện 9 F0 trong cùng một gia đình.

Chiều 3/8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 đối với chợ thị trấn Châu Thành (chợ Trà Quýt), huyện Châu Thành trong 15 ngày, kể từ 0h ngày 4/8. Khu vực phong tỏa có 590 hộ với 2.388 nhân khẩu.

Liên quan vụ việc, ông Trần Văn Lâu đã ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng trong 14 ngày, kể từ 17h ngày 2/8 do một bảo vệ trực tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng dương tính với SARS-CoV-2. Trong thời gian cách ly y tế, đơn vị này không tiếp nhận khám và điều trị nội trú cho bệnh nhân mới.

Quá trình truy vết dịch tễ, cơ quan chức năng phát hiện bà L.T.R. (64 tuổi, ngụ ấp Trà Quýt) có tiền sử bệnh tiểu đường, tim, phổi, suy thận, chạy thận định kỳ. Từ ngày 25/6- 20/7, bà R. điều trị tại một bệnh viện ở Cần Thơ.

Đến ngày 21/7, bà R. được chuyển về Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng. Lúc này, bà R. có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV, được bố trí điều trị tại khu C, khoa Phục hồi chức năng.

Ngày 25/7, bà R. được BVĐK Sóc Trăng cho về, có kết quả xét nghiệm test nhanh âm tính SARS-CoV-2. Cùng về với bà R. còn có người họ hàng đi theo chăm sóc là bà L.T.B.L (43 tuổi).

Ngày 3/8, kết quả xét nghiệm 11 người trong nhà R. có 7 người dương tính SARDS-CoV-2. Trong đó có con, dâu và các cháu bà R.

Tối cùng ngày, ngành y tế tỉnh Sóc Trăng tầm soát trên diện rộng tại chợ Trà Quýt. Ngành y tế đã lấy mẫu cho trên 700 người tại khu vực chợ Châu Thành để xét nghiệm test nhanh và rRT-PCR.

img

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng đang được cách ly y tế vì phát hiện ca F0 là bảo vệ tại khoa Cấp cứu. Ảnh: Việt Tường.

Những vaccine ngừa Covid-19 không được tiêm 2 mũi khác loại

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng Covid-19; theo đó, chỉ cho phép tiêm trộn mũi 2 Pfizer cho người tiêm mũi 1 Astrazeneca.

Theo Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine có công nghệ sản xuất khác nhau như AstraZeneca, Pfizer/BioNtech, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...

Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay, cơ quan y tế đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vaccine AstraZeneca và mũi 2 là vaccine Pfizer đáp ứng miễn dịch tốt. Tuy nhiên, việc tiêm trộn này có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vaccine từ các nguồn khác nhau, Bộ Y tế hướng dẫn những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó.

Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần).

Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng vaccine Moderna hoặc các vaccine khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca. Ngoài ra, người đã tiêm vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện và đơn vị, cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vaccine được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ rộng.

Từ tháng 3/2021 đến nay, Việt Nam đã tiêm là khoảng 7 triệu liều vaccine, trong đó, hơn 700.000 người được tiêm đủ 2 liều.

img

Việt Nam đã tiêm là khoảng 7 triệu liều vaccine, hơn 700.000 người được tiêm đủ 2 liều.

Toàn thế giới đã ghi nhận trên 199,8 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng ngày 4/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 199.827.958 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.253.621 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 180.260.909 người.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 629.913 ca tử vong trong tổng số 35.900.045 ca nhiễm. Điều phối viên ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zient cho biết tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên ở các bang có tỷ lệ lây nhiễm cao. Theo ông Zient, tại các bang có tỷ lệ ca mắc cao nhất, tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày đã tăng hơn 2 lần. Theo đó, 8 bang có tỷ lệ mắc ca bệnh COVID-19 cao nhất hiện nay đã ghi nhận mức tăng trung bình 171% về số người mới tiêm vaccine mỗi ngày trong ba tuần qua.

Quốc gia đứng thứ 2 về số ca mắc là Ấn Độ với 31.732.703 ca bệnh, trong khi đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong với 425.388 ca. Với 19.953.501 ca mắc và 557.359 ca tử vong, Brazil đứng thứ 3 về số ca mắc nhưng đứng thứ 2 thế giới về trường hợp không qua khỏi.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại các nước Đông Nam Á. Bộ Y tế Lào cho biết nước này ghi nhận 250 ca mắc mới, trong đó có 13 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đánh dấu sự gia tăng trở lại của các ca lây nhiễm trong nước. Tổng số ca mắcCOVID - 19 tại Lào tới nay đã lên tới 7.015 ca, trong đó có 7 ca tử vong. Chính phủ Lào đã quyết định tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa kéo dài từ ngày 4 - 18/8. Đây là lần thứ 7 Lào gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.

img

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới phòng cấp cứu của bệnh viện Cengkareng ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN.

Số ca mắc COVID-19 ở Indonesia đã tăng thêm 33.900 ca lên 3.496.700 ca. Số ca tử vong hiện là 98.889 ca, tăng 1.598 ca. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 31.324 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân đã bình phục lên 2.873.669 ca.

Tại Đông Bắc Á, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 cho biết vừa phát hiện 2 bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Delta plus có khả năng lây nhiễm cao. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc ghi nhận sự xuất hiện phiên bản biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (Delta plus), vốn là một dòng phụ của biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ hồi tháng 4 vừa qua. Cho đến nay, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 6.016 trường hợp mắc 4 biến thể lây nhiễm chính của virus SARS-CoV2, trong đó có 2.983 trường hợp thuộc biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

Cùng ngày, KDCA thông báo Hàn Quốc có thêm 1.202 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.152 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 201.203 ca. Hàn Quốc có thêm 5 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 2.104 người. Tỷ lệ tử vong lên đến 1,04%. Số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch là 331 người, tăng thêm 5 bệnh nhân so với ngày 1/8. Cơ quan chức năng Hàn Quốc cảnh báo rằng làn sóng lây nhiễm thứ tư khó có thể được kiểm soát trong một sớm một chiều.

img

Nhân viên y tế lẫy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Agartala, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN.

Nhật Bản cùng ngày thông báo có thêm 12.017 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng thủ đô Tokyo - nơi đăng cai Thế vận hội Olympic 2020, có tới 3.709 ca mắc mới. Trong bối cảnh Nhật Bản đứng trước nguy cơ thiếu giường bệnh khi biến thể Delta đang lây lan nhanh, ngày 2/8, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến nghị các bệnh nhân COVID-19 ở Tokyo và một số khu vực khác tự hồi phục ở nhà nếu họ không bị ốm nặng hoặc không có triệu chứng nghiêm trọng.

Cùng ngày, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết đã ghi nhận 61 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng trong ngày 2/8, trong đó có 45 ca tập trung tại Giang Tô. Cho tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc là 93.193 ca, trong đó có 4.636 ca tử vong. Giới chức thành phố Vũ Hán, cho biết sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người dân tại đây sau khi thành phố này ghi nhận các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên kể từ hơn một năm trước.

Thành phố Dương Châu, gần Nam Kinh, là địa phương mới nhất tại Trung Quốc yêu cầu người dân không ra khỏi nhà sau khi giới chức y tế phát hiện 10 ca mắc mới trong ngày 2/8 thông qua xét nghiệm trên diện rộng. Chính quyền thành phố Trương Gia Giới, tỉnh miền Trung Hồ Nam, hay thành phố Chu Châu cũng có biện pháp kiểm soát dịch tương tự đối với hơn 2 triệu dân.

Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ đã gia hạn tạm dừng các chuyến bay thương mại quốc tế theo lịch trình cho đến ngày 31/8 tới. Tuy nhiên, các chuyến bay theo chương trình "Vande Bharat Mission" và các chuyến bay khác theo thỏa thuận song phương của Ấn Độ với từng nước tiếp tục hoạt động và những người đủ điều kiện theo quy định của chính phủ có thể bay đến và đi từ Ấn Độ.

img

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN.

Tại Australia, giới chuyên gia y tế nước này đang chuẩn bị cho một "kịch bản ác mộng" khi các dữ liệu cho thấy biến thể Delta vừa gây ra các tác động nghiêm trọng hơn, vừa khó ngăn chặn hơn. Với biến thể Delta, các biện pháp phòng, chống từng đem lại kết quả tích cực đã "không còn tác dụng". Khoảng 25% trường hợp mắc mới được ghi nhận ở trẻ em và tỷ lệ trẻ em nhập viện do COVID-19 cũng cao hơn.

Tại châu Phi, WHO đánh giá Tunisia, quốc gia thuộc nhóm có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, có thể đã qua đỉnh dịch, song khuyến cáo chính phủ nước này vẫn cần phải tăng tốc chương trình tiêm chủng. Tình trạng thiếu hụt vaccine, bệnh viện bị quá tải, thiếu oxy và sự lây lan nhanh của biến thể Delta cho thấy nguy cơ xảy ra thảm họa y tế ở Tunisia vẫn còn hiện hữu.

Cũng liên quan tới chiến dịch tiêm chủng, theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp) dựa trên các số liệu chính thức, khoảng 50% dân số Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Cụ thể, gần 224 triệu người tại 27 quốc gia thành viên EU đã được tiêm chủng, trong đó Tây Ban Nha dẫn đầu các nước lớn trong khu vực với 58,3% dân số đã được tiêm chủng, tiếp theo là Italy (54,4%), Pháp (52,9%) và Đức (52,2%).

Cũng theo thống kê của AFP, đã có 59,3% dân số EU đã được tiêm 1 mũi vaccine, trong khi con số này tại Mỹ là 57,8%. Các con số này đồng nghĩa châu Âu đã vượt qua Mỹ trong chiến dịch tiêm chủng. Hiện tại Mỹ mới có khoảng 49,7% dân số được tiêm chủng đủ liều.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.