Xã hội

Covid-19 ngày 10/11: Thêm 7.918 ca trong nước, 3.620 bệnh nhân nặng

Dịch Covid-19 ngày 10/11: Số ca nhiễm trong ngày xuất hiện tại 59 tỉnh, thành phố, giảm 211 ca so với ngày trước đó và có 3.999 ca cộng đồng.

Cụ thể, tính từ 16h ngày 09/11 đến 16h ngày 10/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 7.930 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 7.918 ca ghi nhận trong nước (giảm 211 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 3.999 ca trong cộng đồng).

img

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 132.663 xét nghiệm cho 237.046 lượt người (ảnh minh hoạ)

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.414), Đồng Nai (848), Bình Dương (627), An Giang (450), Tây Ninh (435), Tiền Giang (396), Kiên Giang (327), Sóc Trăng (298), Bình Thuận (287), Đồng Tháp (274), Bạc Liêu (234), Bà Rịa - Vũng Tàu (191), Đắk Lắk (181), Cà Mau (180), Vĩnh Long (157), Cần Thơ (139), Long An (132), Bình Phước (131), Khánh Hòa (122), Hà Giang (94), Bến Tre (87), Hà Nội (80), Trà Vinh (74), Hậu Giang (63), Gia Lai (61), Quảng Ngãi (57), Nghệ An (51), Ninh Thuận (50), Phú Thọ (45), Hà Tĩnh (44), Bình Định (39), Bắc Giang (36), Đắk Nông (36), Thanh Hóa (33), Nam Định (29), Đà Nẵng (26), Bắc Ninh (23), Hưng Yên (23), Quảng Nam (19), Hải Dương (18), Phú Yên (16), Quảng Bình (13), Kon Tum (11), Quảng Trị (11), Lạng Sơn (9), Tuyên Quang (8 ), Điện Biên (6), Hà Nam (6), Thừa Thiên Huế (6), Ninh Bình (5), Vĩnh Phúc (4), Cao Bằng (2), Thái Nguyên (2), Lai Châu (2), Yên Bái (2), Hòa Bình (1), Bắc Kạn (1), Hải Phòng (1), Thái Bình (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (-274), Hà Nội (-188), An Giang (-107). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+194), Tiền Giang (+189), TP. Hồ Chí Minh (+138).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 7.596 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 992.735 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.076 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 987.758 ca, trong đó có 841.237 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (442.630), Bình Dương (240.974), Đồng Nai (74.913), Long An (36.122), Tiền Giang (19.099). Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.254; Tổng số ca được điều trị khỏi: 844.054

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 2.617 - Thở ô xy dòng cao HFNC: 588 - Thở máy không xâm lấn: 91 - Thở máy xâm lấn: 311 - ECMO: 13

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 09/11 đến 18h30 ngày 10/11 ghi nhận 79 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (43), Bình Dương (9), Long An (4), Tiền Giang (4), An Giang (4), Đồng Nai (3), Đắk Lắk (2), Tây Ninh (2), Kiên Giang (2), Bạc Liêu (2), Khánh Hòa (1), Bình Thuận (1), Vĩnh Long (1), Cần Thơ (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 69 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.765 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 132.663 xét nghiệm cho 237.046 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.370.536 mẫu cho 62.976.831 lượt người. Trong ngày 09/11 có 1.646.940 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 93.962.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 62.806.992 liều, tiêm mũi 2 là 31.155.673 liều.

Hà Nội dự kiến tiêm vaccine cho gần 800.000 trẻ em

Hà Nội đã ban hành kế hoạch liên ngành tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.

Theo đó, đối tượng được tiêm là toàn bộ trẻ em trong độ tuổi 12-17 (bao gồm cả trẻ đang và không đi học tại các trường đóng trên địa bàn thành phố, sinh sống ở Hà Nội) có chỉ định sử dụng vaccine từ nhà sản xuất và Bộ Y tế. Trẻ sẽ được tính bằng độ tuổi đủ sinh nhật đến ngày triển khai tiêm.

img

Sau TP.HCM, Hà Nội lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi. Ảnh: Duy Hiệu

Dự kiến, Hà Nội có 791.921 trẻ em thuộc diện được tiêm chủng đợt này. Trong đó, 519.547 trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi và 272.374 trường hợp từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Thời gian thành phố triển khai tiêm theo kế hoạch là quý IV/2021 và quý I/2022. Hà Nội sẽ tổ chức tiêm ngay khi tiếp nhận vaccine và tùy thuộc tiến độ cung ứng của Bộ Y tế.

Thành phố đặt mục tiêu trên 95% trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đủ điều kiện sẽ được tiêm đủ mũi vaccine phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, UBND Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đảm bảo việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và tổ chức tiêm chủng an toàn, đáp ứng nhanh cho công tác phòng, chống dịch.

Về nguyên tắc triển khai, ngành y tế sẽ tiêm chủng theo lộ trình hạ dần lứa tuổi (từ 17 tuổi xuống 12 tuổi, tương đương khối 12 tiêm trước, tiếp đến khối 11 và lần lượt tới khối 7), đảm bảo tiêm đúng đối tượng, an toàn và nhanh nhất.

Ngoài ra, dựa trên diễn biến dịch bệnh tại thời điểm triển khai tiêm chủng, thành phố sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương nhằm đảm bảo tối ưu nhất.

Theo kế hoạch, các điểm tiêm sẽ được đặt tại 3 nơi:

- Điểm tiêm chủng lưu động ở trường học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, trường giáo dục thường xuyên, các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng trẻ 12-17 tuổi...) và các điểm lưu động khác căn cứ vào kế hoạch của địa phương.

- Trạm y tế hoặc điểm tiêm chủng: tiêm vét cho những đối tượng tạm hoãn tại trường và những trẻ không đi học.

- Bệnh viện: Tiêm cho trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính về tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, nghe tim phổi bất thường, phản vệ độ 3 với bất cứ dị nguyên nào theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

F0 cộng đồng tăng ở nhiều địa phương, Hà Nội số ca mắc cao kỷ lục

Hà Nội kỷ lục 222 F0 trong ngày 9/11 là ngày Hà Nội ghi nhận nhiều F0 nhất từ khi dịch bùng phát, với 222 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 105 ca cộng đồng. Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) đến nay là 5.326 ca, F0 trong cộng đồng là 2.122 người, số người được cách ly là 3.204.

Nam Định thêm 20 F0: Theo thông tin từ Sở Y tế Nam Định, trong ngày 9/11, toàn tỉnh Nam Định phát hiện thêm 20 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 17 ca ở trong khu cách ly, phong tỏa, 3 ca ở cộng đồng.

Thanh Hóa thêm 27 ca trong 24 giờ qua, trong đó 14 trường hợp lây nhiễm trong tỉnh, còn lại là các trường hợp trở về từ các tỉnh, thành khác đang thực hiện cách ly theo quy định.

Như vậy, tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 1.388 ca mắc COVID-19, 850 người được điều trị khỏi được ra viện; 8 bệnh nhân tử vong. Đến nay, tỉnh triển khai tiêm được gần 1,5 triệu liều vaccine COVID-19.

img

F0 cộng đồng tiếp tục tăng ở nhiều địa phương, Hà Nội số ca mắc cao kỷ lục

Nghệ An 51 F0, vẫn còn ca cộng đồng: Theo thống kê của cơ quan y tế tỉnh Nghệ An, ngày 9/11 địa phương ghi nhận 51 người mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch đến nay lên 2.806.

Thừa Thiên - Huế: 12 F0 cộng đồng: Tối 9/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận 32 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 12 ca cộng đồng (Thị xã Hương Thủy (5 ca), huyện Phú Vang (2 ca), TP Huế (5 ca); 13 ca tại khu phong tỏa và 7 ca tại khu cách ly.

Trong 13 ca phát hiện tại khu phong tỏa, phường Vỹ Dạ (TP Huế) có 11 ca, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) 1 ca và xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) có 1 ca.

Miền Tây: F0 cộng đồng tăng mạnh, Cần Thơ ghi nhận 295 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó 115 ca trong khu cách ly, số cách ly tại nhà 45 và 98 ca cộng đồng. Số ca COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 10.410, điều trị khỏi 6.783 ca.

An Giang ghi nhận 450 trường hợp (giảm 110 ca) so với ngày hôm qua, trong đó 158 ca cộng đồng. Tổng số trường hợp mắc COVID-19 từ ngày 15/4 đến nay là 15.084 trường hợp (19 trường hợp tái dương tính).

Đồng Tháp phát hiện 379 ca mắc mới (tăng 28 so với hôm qua), gồm: 19 ca về từ vùng dịch, 71 ca trong các cơ sở cách ly y tế, 180 ca trong khu phong tỏa, 105 ca trong cộng đồng và 4 ca trong cơ sở điều trị.

Tiền Giang ghi nhận 207 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 68 ca trong cộng đồng, 129 ca trong khu cách ly và 10 ca trong khu phong tỏa.

Sóc Trăng có 292 trường hợp mắc mới COVID-19, trong đó 97 trường hợp là F1 chuyển thành F0, 162 trường hợp cộng đồng; 31 trường hợp phát hiện trong khu vực phong tỏa và 2 trường hợp về từ vùng dịch.

Bạc Liêu 232 người có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 107 ca cộng đồng.

Vĩnh Long ghi nhận 154 ca, trong đó 80 trường hợp cộng đồng, 29 trường hợp qua khám và sàng lọc tại cơ sở y tế, 38 trường hợp là F1 được cách ly tập trung trước đó và 7 trường hợp xét nghiệm sàng lọc tại một công ty.

Trà Vinh 154 ca mắc COVID-19, trong đó 97 ca trong cộng đồng, 23 ca trong khu cách ly tập trung, 20 ca là người ngoài tỉnh về địa phương, 13 ca trong khu phong tỏa và một ca tại cơ sở y tế.

Bến Tre ghi nhận có 75 ca mắc COVID-19. Tổng ca mắc toàn tỉnh là 2.927 ca. Trong đó 2.173 ca được chữa khỏi đã xuất viện, 53 ca tử vong và 701 ca đang điều trị.

Bộ Y tế cho biết, trong một tuần qua, số ca mắc COVID-19 xu hướng gia tăng. Thời điểm cuối tháng 10/2021, số ca COVID-19 trên toàn quốc giảm xuống dưới 5.000 ca/ngày. Tiếp đó F0 tăng dần, mỗi ngày thêm vài trăm ca, đến ngày 9/11 số mắc mới trong cả nước đã lên đến con số 8.129 ca tại 55 tỉnh thành.

Tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 979.840 ca, trong đó có 839.983 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Ngày 9/11, cả nước ghi nhận 8.129 ca mới, Hà Nội có 268 ca

Tin tức dịch Covid-19 ngày 9/11 tại Việt Nam: Cả nước ghi nhận 8.129 ca mới; 88 ca tử vong tại TP.HCM, Hà Nội và 16 tỉnh, thành phố.Tin tức Covid-19 mới nhất ngày hôm nay

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nayTính từ 16h ngày 08/11 đến 16h ngày 09/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.133 ca nhiễm mới, trong đó 4 ca nhập cảnh và 8.129 ca ghi nhận trong nước (tăng 175 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.952 ca trong cộng đồng).

img

Lực lượng chức năng phường Láng Hạ, quận Đống Đa phong toả tạm thời khu vực Chung cư 88 Láng Hạ vào chiều 8/11. (Ảnh: Trần Long).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.276), Đồng Nai (923), Bình Dương (619), Sóc Trăng (572), An Giang (557), Đồng Tháp (379), Kiên Giang (291), Cà Mau (285), Bình Thuận (279), Hà Nội (268), Tây Ninh (241), Bạc Liêu (232), Tiền Giang (207), Đắk Lắk (197), Trà Vinh (180), Cần Thơ (163), Vĩnh Long (154), Bà Rịa - Vũng Tàu (154), Hà Giang (127), Bình Phước (108), Khánh Hòa (99), Long An (93), Bình Định (65), Hậu Giang (58), Bến Tre (50), Nghệ An (50), Ninh Thuận (49), Bắc Ninh (46), Gia Lai (44), Quảng Nam (39), Quảng Ngãi (39), Đà Nẵng (32), Thừa Thiên Huế (32), Bắc Giang (31), Phú Thọ (26), Thanh Hóa (24), Lâm Đồng (20), Nam Định (20), Hưng Yên (17), Vĩnh Phúc (15), Phú Yên (10), Quảng Ninh (7), Thái Bình (7), Quảng Trị (6), Hà Nam (6), Điện Biên (6), Hải Phòng (4), Kon Tum (4), Hải Dương (4), Hòa Bình (3), Hà Tĩnh (3), Quảng Bình (2), Sơn La (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-209), Tiền Giang (-185), Tây Ninh (-113).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hà Nội (+157), Trà Vinh (+129), Đắk Lắk (+64).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 7.347 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 984.805 ca nhiễm, đứng thứ 38/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.996 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 979.840 ca, trong đó có 839.983 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.325; Tổng số ca được điều trị khỏi: 842.800

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.350 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.355; Thở ô xy dòng cao HFNC: 553; Thở máy không xâm lấn: 105; Thở máy xâm lấn: 324; ECMO: 13.

88 ca tử vong tại TP.HCM, Hà Nội và 16 tỉnh, thành phố

Từ 17h30 ngày 08/11 đến 18h30 ngày 09/11 ghi nhận 88 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (38), Bình Dương (11), An Giang (7), Kiên Giang (5), Tây Ninh (4), Bạc Liêu (4), Đồng Nai (3), Long An (3), Cần Thơ (3), Tiền Giang (2), Lâm Đồng (1), Bình Thuận (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Hậu Giang (1), Hà Nội (1), Sóc Trăng (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 69 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.686 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 147.248 xét nghiệm cho 282.887 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.237.873 mẫu cho 62.739.785 lượt người.

Trong ngày 8/11 có 1.536.448 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 92.211.330 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 61.907.563 liều, tiêm mũi 2 là 30.303.767 liều.

Hà Nội lập kỷ lục số ca mắc COVID-19 trong ngày 9/11

Tối 9/11, Hà Nội ghi nhận thêm 222 ca dương tính SARS-CoV-2, đây là ngày thành phố có số ca dương tính cao nhất từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ta tới nay. Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong số 222 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, có 105 ca cộng đồng, 97 ca phát hiện ở khu cách ly và 20 ca ở khu phong toả.

Các trường hợp dương tính mới phân bố tại 18/30 quận, huyện: Gia Lâm (51), Nam Từ Liêm (30), Hà Đông (23), Thanh Xuân (18), Long Biên (16), Hoàng Mai (12), Bắc Từ Liêm (10), Cầu Giấy (9), Ba Đình (8), Đống Đa (7) Quốc Oai (5), Hoài Đức (5), Đông Anh (4), Tây Hồ (4), Thanh Oai (3), Mê Linh (3), Thanh Trì (3), Chương Mỹ (3), Hai Bà Trưng (3), Hoàn Kiếm (3), Thường Tín (1), Mỹ Đức (1).

img

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2

Các ca mắc mới ghi nhận tại 9 ổ dịch, gồm: Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (44); Chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng (39); Chùm liên quan ổ dịch Kho hàng Shopee KCN Đài Tư (26); Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (11); Chùm liên quan ổ dịch Phú La - Hà Đông (8); Chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, thị trấn Quốc Oai (5); Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (4); Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (3); Chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu - Ô Chợ Dừa (2).

Như vậy, so với hôm qua, Hà Nội thêm ổ dịch mới ở Phú Đô, Nam Từ Liêm với 11 ca dương tính mới.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) là 5.326 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.122 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.204 ca.

TP.HCM: F0 có khuynh hướng tăng, bổ sung 33 trạm y tế lưu động tại 4 quận, huyện

Ngày 9/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các Trung tâm Y tế quận, huyện đã ghi nhận số lượng F0 có khuynh hướng tăng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tại các quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Tân Phú, TP Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh.

Sở Y tế TP HCM đã bổ sung 33 trạm y tế lưu động do các bệnh viện thành phố và quận, huyện đảm trách, cụ thể: quận 12: 20 trạm, quận Bình Tân: 1 trạm, huyện Bình Chánh: 8 trạm và huyện Hóc Môn: 4 trạm.

Sở Y tế TP HCM đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các quận, huyện khẩn trương bố trí địa điểm cho các trạm y tế lưu động sớm đi vào hoạt động. Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác khám, theo dõi, cấp phát thuốc cho các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà và cách ly tập trung theo đúng quy định.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện tăng cường chỉ đạo trung tâm y tế và các trạm y tế chủ động nắm bắt các hộ gia đình F0 có người thuộc nhóm nguy cơ cao, chưa được tiêm chủng cùng chung sống để theo dõi sát tình trạng sức khỏe, triển khai tiêm chủng ngay cho người dân chưa được tiêm vắc-xin Covid-19.

TP.HCM hiện có 8 quận, huyện có số ca Covid-19 cách ly tại nhà cao. Trong đó, quận 12 đứng đầu với 9.488 ca, tiếp theo là TP Thủ Đức với 6.554 ca; huyện Hóc Môn 6.406 ca, huyện Bình Chánh 3.888 ca, quận Gò Vấp 2.631 ca, quận Tân Phú 2.149 ca, quận Bình Tân 1.939 ca và huyện Nhà Bè 771 ca.

Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới có nguy cơ tăng nếu người dân chủ quan, để TP.HCM tiếp tục được an toàn trong trạng thái bình thường mới, Sở Y tế TP khuyến cáo người dân cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch sau khi đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin, nhất là biện pháp 5K.

Bộ trưởng Y tế lý giải về giá xét nghiệm SARS-CoV-2 mỗi nơi một kiểu

Trong báo cáo giải trình gửi ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu: "Cùng với sự gia tăng của các loại sinh phẩm xét nghiệm trên thị trường Việt Nam, giá test trung bình do các công ty công bố cũng đã giảm nhiều. Tuy nhiên, giá xét nghiệm SARS-CoV-2 vẫn còn nhiều mức khác nhau".

Lý giải sự chênh lệch về giá, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, giá xét nghiệm SARS-CoV-2 ở các cơ sở y tế công lập khác nhau là do áp dụng thanh toán chi phí xét nghiệm theo phương thức thực chi.

Theo đó, giá xét nghiệm gồm chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm, vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công cộng test xét nghiệm. Trong đó, chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm, vật tư tiêu hao, điện nước, nhân công sẽ được thanh toán theo cùng một mức; giá chi phí xét nghiệm được thanh toán theo kết quả đấu thầu mua sinh phẩm.

img

Lấy mẫu xét nghiệp SARS-CoV-2.

Với y tế tư nhân, các cơ sở này được quyết định giá dịch vụ xét nghiệm nhưng phải kê khai, công khai giá.

Về giải pháp, trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế như đưa trang thiết bị y tế vào mặt hàng phải kê khai giá, quy định nội dung kê khai giá gồm giá vốn nhập khẩu hoặc giá vốn sản xuất, chi phí quản lý.

Bộ Y tế cũng nêu giải pháp cho phép cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (không chỉ Bộ Y tế) được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết; bổ sung quy định về bình ổn giá trang thiết bị y tế.

Hiện số lượng test xét nghiệm SARS-CoV-2 được cấp phép là 131 test (14 test sản xuất trong nước, 117 test nhập khẩu). Bộ cũng yêu cầu hơn 1.600 doanh nghiệp công khai giá bán trên Cổng điện tử công khai giá trang thiết bị y tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.