Xã hội

Covid-19 ngày 17/8: Cả nước ghi nhận 9.595 ca nhiễm mới

17/08/2021, 19:13

Dịch Covid-19 hôm nay ngày 17/8 mới nhất: Trong 24h giờ qua, số ca nhiễm trong nước tăng 951 ca, TP.HCM tăng 218 ca, Bình Dương tăng 810 ca...

Tin tức Covid-19 mới nhất ngày 17/8:

Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h ngày 16/8 đến 19h ngày 17/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.605 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 9.595 ca ghi nhận trong nước.

Trong ngày 17/8, 4.331 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 111.308 ca.

img

Từ ngày 27/4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 289.276 ca, trong đó có 111.308 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (3.559), Bình Dương (3.332), Long An (581), Tiền Giang (411), Đồng Nai (298), Cần Thơ (172), Đồng Tháp (170), Khánh Hòa (139), Đà Nẵng (124), Tây Ninh (88), Trà Vinh (79), Bà Rịa - Vũng Tàu (79), Vĩnh Long (76), Phú Yên (71), Hà Nội (61), Bình Thuận (55), Sóc Trăng (44), An Giang (33), Kiên Giang (31), Gia Lai (26), Đắk Lắk (24), Bắc Ninh (20), Hà Tĩnh (19), Nghệ An (16), Bình Định (12), Thanh Hóa (12), Ninh Thuận (11), Quảng Nam (11), Bến Tre (10), Quảng Ngãi (5), Quảng Trị (5), Lào Cai (4), Bạc Liêu (3), Lạng Sơn (3), Lâm Đồng (3), Bình Phước (3), Cà Mau (2), Thái Bình (1), Thái Nguyên (1), Thừa Thiên Huế (1) trong đó có 4.465 ca trong cộng đồng.

Như vậy, trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 951 ca. TP. Hồ Chí Minh tăng 218 ca, Bình Dương tăng 810 ca, Tiền Giang tăng 259 ca, Đồng Nai giảm 290 ca, Long An giảm 18 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 293.301 ca nhiễm, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.983 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 289.276 ca, trong đó có 111.308 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6 đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 600 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.466.817 mẫu cho 24.442.316 lượt người.

Trong ngày 16/8 có 592.104 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm nâng tổng số liều vắc xin được tiêm là 15.271.562 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.869.728 liều, tiêm mũi 2 là 1.401.834 liều.

* Ngày 17/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 331 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (285), Bình Dương (12), Long An (9), Tiền Giang (7), Đồng Nai (6), Cần Thơ (4), Đồng Tháp (3), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1), Vĩnh Long (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 17/8 là 6.472 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và ngang với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Bộ Y tế bác đề xuất tiêm vaccine cho trẻ 12-18 tuổi của Bình Dương

Ngày 17/8, Bộ Y tế có công văn trả lời Sở Y tế Bình Dương về việc xin tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi, theo đó Bộ chưa có điều chỉnh lứa tuổi tiêm vắc xin.

img

Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng cho người dân. Ảnh: TTXVN.

Bộ Y tế đã nhận được công văn ngày 5/8 của Sở Y tế tỉnh Bình Dương về việc xin chủ trương tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi.

Sau khi xem xét, Bộ Y tế cho biết, việc lựa chọn đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 21 ngày 26/2 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin, Quyết định số 3355 ngày 8/7 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 và Công điện số 1168 ngày 7/8 của Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo đó, ưu tiên tiêm trước cho các địa bàn, khu vực đang có dịch và tiêm ngay cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, các nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và lực lượng tuyến đầu về phát triển kinh tế (nhà đầu tư, doanh nghiệp, khu công nghiệp, nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu, nhóm đảm bảo lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu,...).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng được tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.

“Với số lượng vắc xin hạn chế hiện nay, cần tập trung ưu tiên tiêm cho các đối tượng nêu trên. Trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau”, công văn nêu rõ.

Trước đó, Bình Dương cũng là một trong số các tỉnh có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế về việc xin tham gia chương trình tiêm thí điểm vắc xin Nanocovax giai đoạn 3, xin tiêm cho 200.000 công nhân, người lao động (chiếm khoảng 16% trong tổng số hơn 1,2 triệu người lao động tại các nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh).

Lý do Bình Dương đưa ra là tình hình dịch tại tỉnh đang diễn biến phức tạp, trong khi lượng vắc xin phân bổ chưa nhiều. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, tạm thời chưa phê duyệt mở rộng địa bàn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với vắc xin Nanocovax.

Quảng Nam khởi tố vụ án làm lây nhiễm dịch liên quan chợ đầu mối Đà Nẵng

Chiều 17/8, Đại tá Trần Văn Xuân, Trưởng Công an huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) xác nhận, Công an huyện Thăng Bình vừa khởi tố vụ án "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người khác".

Theo hồ sơ vụ việc, P.T.D. (bệnh nhân 279972, 29 tuổi, trú tổ 2, thôn Liễu Trì, xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) làm nghề buôn bán tại chợ Đầu mối Hòa Cường (TP. Đà Nẵng).

img

Là người buôn bán tại chợ đầu mối Hòa Cường-địa điểm dịch tễ Covid-19, nhưng bà D. trốn khai báo y tế, về nhà và bị nhiễm Covid-19.

Từ ngày 24/7 đến 11/8, P.T.D. buôn bán rau quả tại chợ đầu mối Hòa Cường. Sáng 12/8, D. được test nhanh tại chợ và có kết quả âm tính Covid-19. Khoảng 11h cùng ngày, người phụ nữ này đi xe máy về nhà.

Khi đến gần đến chốt kiểm dịch trên QL1 (xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn), D. nghe tin nếu khai báo sẽ bị cách ly tập trung 7 ngày. nên quyết định quay đầu xe và đi vào đường tránh để không khai báo y tế tại chốt, rồi về nhà. Sáng 15/8, khi xuất hiện triệu chứng ho, đau mỏi lưng, D. cùng chồng đến bệnh viện Thăng Hoa thực hiện test nhanh và cả 2 người có kết quả dương tính Covid-19.

Ngoài ra, con của D. sau đó cũng được xác định mắc Covid-19. Ngay sau đó, huyện Thăng Bình đã phải phong tỏa một phần khu vực tổ 2 của thôn Liễu Trì với 47 hộ, 135 nhân khẩu, để khoanh vùng, truy vết, thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Tính từ ngày 18/7 đến nay, Quảng Nam ghi nhận 274 ca mắc Covid-19. Còn tại Đà Nẵng, tính từ ngày 10/7 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.875 ca mắc Covid-19. Chợ đầu mối Hòa Cường là một trong địa điểm dịch tễ phát hiện nhiều ca bệnh, hiện lực lượng chức năng đã phong tỏa, truy vết.

Đà Nẵng: Thêm 120 ca dương tính, 4 người thuộc lực lượng phòng chống dịch

Chiều 17/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, vừa ghi nhận 120 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới.

Cụ thể, có 91 ca đã được cách ly, 20 ca phát hiện trong khu phong tỏa và 9 ca dương tính phát hiện trong cộng đồng.

img

Lực lượng chức năng Đà Nẵng kiểm tra việc ra đường của người dân trong thời gian giãn cách xã hội

Trong 91 ca mắc mới đã cách ly, có 47 ca cách ly tập trung, 44 ca cách ly tại nhà. 20 ca dương tính ghi nhận trong khu vực phong tỏa tập trung tại một số điểm "nóng" tại phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê), phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), phường Mỹ An, phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn), phường Nại Hiên Đông và phường An Hải Đông (quận Sơn Trà).

Đặc biệt, 9 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng có 4 trường hợp là lực lượng phòng chống dịch Covid-19 ở các phường Hòa Thuận Đông, phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu) và Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ).

5 trường hợp còn lại được phát hiện khi đi khám tại cơ sở y tế, lấy mẫu xét nghiệm hộ gia đình khu vực có nguy cơ, trong đó có trường hợp là tiểu thương, người dân đi chợ đầu mối Hòa Cường.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cho biết thêm, chuỗi lây nhiễm liên quan chợ đầu mối Hòa Cường tiếp tục ghi nhận thêm 84 ca dương tính mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại chuỗi lây nhiễm này lên con số 280 ca. Đây tiếp tục là chuỗi lây nhiễm nguy cơ rất cao.

Ngoài ra, các khu vực phong tỏa tại quận Sơn Trà cũng ghi nhận 23 F0 mới. Theo ngành Y tế địa phương, quận Sơn Trà vẫn đang là địa phương có nguy cơ cao, các khu vực phong tỏa cần thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch, hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

Được biết, từ ngày 10/7 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.999 ca mắc Covid-19.

Hơn 100.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Tính đến sáng 17/8, Việt Nam đã ghi nhận 283.696 ca mắc COVID-19, trong đó có 104.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; Gần 14,7 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm chủng ở nước ta.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 283.696 ca mắc COVID-19, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.886 ca nhiễm).

img

Trung tâm cấp cứu 115 cần đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi của người dân.

Kể từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 279.681 ca, trong đó có 104.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.

+ Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên.

+ 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (152.827), Bình Dương (46.501), Long An (14.998), Đồng Nai (14.204), Bắc Giang (5.795).Có 4.473 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 16/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi ở nước ta đến nay lên 106.977.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 590 ca.

Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 22 ca.

Tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 16/8 là 6.141 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 147.657 xét nghiệm cho 610.463 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.299.083 mẫu cho 23.798.054 lượt người.

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 14.666.708 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.287.434 liều, tiêm mũi 2 là 1.379.274 liều.

Đồng Nai ghi nhận 291 ca dương tính mới, có tổng 102 người tử vong

Ngày 17/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ghi nhận 291 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đến nay tổng số ca dương tính trong đợt dịch tại Đồng Nai là 14.506 người với 102 ca tử vong. Trong những ngày liên tiếp số ca mắc COVID -19 trên địa bàn Đồng Nai đã giảm sâu.

Ngành y tế tiếp tục ghi nhận nhiều ca mới tại các khu nhà trọ ở Vĩnh Cửu, Trảng Bom. Thông qua test nhanh sàng lọc vẫn phát hiện nhiều ca bệnh mới rải rác trong cộng đồng ở nhiều địa phương trong tỉnh như TP Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch, Xuân Lộc.

Trong ngày, TP Biên Hòa đã tiếp nhận đoàn 50 cán bộ, nhân viên y tế thuộc tỉnh Thanh Hóa vào hỗ trợ tỉnh Đồng Nai chống dịch. Đoàn gồm 5 bác sĩ, 40 điều dưỡng và 5 kỹ thuật viên xét nghiệm với đầy đủ chuyên khoa.

Đoàn cán bộ y tế tỉnh Thanh Hóa cũng đã chuẩn bị một số đồ dùng thiết yếu, trang bị phòng hộ, đồng thời tiêm vaccine phòng Covid-19 cho đội hình chi viện và tập huấn bổ sung các kỹ thuật về phòng hộ cho bản thân, nắm bắt phác đồ điều trị COVID-19 của Bộ y tế.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, hiện ngành y tế đang triển khai thực xét nghiệm COVID-19 diện rộng để chủ động phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Theo đó, dự kiến thực hiện lấy mẫu diện rộng trên 2 triệu người trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai từ ngày 16/8 đến ngày 31/8/2021 trong 3 đợt, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9.

Ngày 16/8 cả nước thêm 8.652 ca nhiễm mới

Bộ Y tế thông tin, tính từ 18h ngày 15/8 đến 18h ngày 16/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.652 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 8.644 ca ghi nhận trong nước.

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (3.341), Bình Dương (2.522), Long An (599), Đồng Nai (588), Khánh Hòa (262), Đồng Tháp (158), Tiền Giang (152), Vĩnh Long (131), Đà Nẵng (96), An Giang (87), Cần Thơ (86), Sóc Trăng (75), Trà Vinh (71), Phú Yên (62), Thừa Thiên Huế (60), Tây Ninh (52), Hà Nội (50), Bình Thuận (33), Kiên Giang (32), Ninh Thuận (27), Gia Lai (25), Nghệ An (24), Hà Tĩnh (17), Đắk Lắk (11), Quảng Nam (11), Bắc Ninh (11), Lâm Đồng (8 ), Thanh Hóa (6), Nam Định (6), Hậu Giang (6), Bình Phước (6), Lạng Sơn (4), Cà Mau (4), Quảng Ngãi (4), Ninh Bình (3), Bình Định (3), Lào Cai (2), Quảng Bình (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Hà Nam (1), Hải Dương (1), Thái Nguyên (1) trong đó có 2.422 ca trong cộng đồng.

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 930 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 1.175 ca, Bình Dương tăng 164 ca, Long An tăng 85ca, Đồng Nai tăng 42 ca, Khánh Hòa tăng 96.

4.473 bệnh nhân khỏi bệnh

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 283.696 ca nhiễm, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.886 ca nhiễm).

img

Lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan ca nhiễm mới.

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 279.681 ca, trong đó có 104.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 6 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.

Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (152.827), Bình Dương (46.501), Long An (14.998), Đồng Nai (14.204), Bắc Giang (5.795).

Trong ngày 16/8, có 4.473 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 106.977 ca. 590 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 22 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.

368 ca tử vong tại TP.HCM và 14 tỉnh, thành phố

Ngày 16/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 368 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (315), Bình Dương (29), Long An (08), Tiền Giang (4), Hà Nội (2), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hưng Yên (1), Khánh Hòa (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thừa Thiên Huế (1).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 16/8 là 6.141 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 147.657 xét nghiệm cho 610.463 lượt người; Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 8.299.083 mẫu cho 23.798.054 lượt người.

Trong ngày 15/8 có 508.244 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 14.666.708 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.287.434 liều, tiêm mũi 2 là 1.379.274 liều.

img

Remdesivir, thuốc điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân COVID-19.

Chính phủ cấp hơn 4.000 tấn gạo hỗ trợ người dân 3 tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.117,8 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia đến các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 năm 2021.

Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Bình Phước 559,74 tấn; tỉnh Bạc Liêu 636,975 tấn và tỉnh Sóc Trăng 2.921,085 tấn gạo cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xử lý cụ thể theo quy định; chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo.

Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định, phù hợp với công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Trường hợp sau khi thực hiện nếu vẫn còn khó khăn, ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng báo cáo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.