Xã hội

Covid-19 ngày 3/1: Cả nước thêm 15.936 F0; Hà Nội vẫn hơn 2.000 ca

Tin tức dịch Covid-19 ngày 3/1 tại Việt Nam: Cả nước ghi nhận 15.936 ca mới; đã có 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron; 190 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 2/01 đến 16h ngày 3/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.936 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 15.916 ca ghi nhận trong nước (giảm 998 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.017 ca trong cộng đồng).

Cụ thể, Hà Nội (2.100), Hải Phòng (1.749), Tây Ninh (919), Vĩnh Long (842), Cà Mau (821), Khánh Hòa (786), TP. Hồ Chí Minh (662), Bình Phước (619), Bình Định (547), Trà Vinh (517), Bắc Ninh (460), Bạc Liêu (330), Thừa Thiên Huế (321), Hưng Yên (285), Bến Tre (267), Lâm Đồng (255), Hà Giang (236), Thanh Hóa (224), Quảng Ninh (189), Hải Dương (177), Gia Lai (172), An Giang (168), Quảng Ngãi (161), Nam Định (160), Đà Nẵng (159), Hòa Bình (158), Kiên Giang (156), Quảng Nam (153), Sóc Trăng (150), Cần Thơ (140), Đồng Tháp (132), Bình Thuận (126), Sơn La (111), Nghệ An (106), Thái Nguyên (99), Vĩnh Phúc (99), Phú Thọ (94), Hậu Giang (94), Bắc Giang (84), Hà Nam (78), Bình Dương (75), Bà Rịa - Vũng Tàu (73), Đồng Nai (72), Thái Bình (70), Đắk Nông (65), Bắc Kạn (64), Yên Bái (64), Lạng Sơn (59), Tiền Giang (58), Quảng Bình (55), Quảng Trị (53), Lào Cai (51), Long An (50), Ninh Thuận (40), Ninh Bình (39), Kon Tum (34), Tuyên Quang (29), Cao Bằng (28), Điện Biên (23), Lai Châu (8 ).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Long (-438), Hải Dương (-368), Đắk Lắk (-185).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (+278), Cà Mau (+202), Bến Tre (+147).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.629 ca/ngày.

img

Cập nhật tin tức mới nhất về Covid-19

Cả nước ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.778.976 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.040 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.773.170 ca, trong đó có 1.394.340 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (504.859), Bình Dương (290.996), Đồng Nai (98.132), Tây Ninh (77.921), Hà Nội (51.731).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 24.461 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.397.157 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.427 ca. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 4.496 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 979 ca; thở máy không xâm lấn: 162 ca; thở máy xâm lấn: 771 ca; ECMO: 19 ca.

190 ca tử vong tại TP.HCM và 22 tỉnh, thành phố

Từ 17h30 ngày 02/01 đến 17h30 ngày 03/01 ghi nhận 190 ca tử vong. Tại TP. Hồ Chí Minh (31) trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (2), Tiền Giang (2), Long An (1), Bình Phước (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (19), Đồng Tháp (14), Vĩnh Long (13), Cần Thơ (13), Tây Ninh (12), Bình Dương (11), Bến Tre (10), Bình Phước (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Sóc Trăng (8 ), Tiền Giang (7), Cà Mau (6), Bình Thuận (5), Bạc Liêu (5), Huế (4), Long An (3), Bình Định (2), Trà Vinh (2), Khánh Hoà (2), Kiên Giang (2), Hậu Giang (2), Phú Yên (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 222 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.021 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.563.235 mẫu tương đương 75.170.635 lượt người, tăng 65.678 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 2/1 có 594.568 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 153.596.950 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.796.499 liều, tiêm mũi 2 là 69.285.967 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 6.514.484 liều.

Thanh Hóa xuất hiện ổ dịch ở trường tiểu học

Chiều ngày 3/1, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa (CDC Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận 224 bệnh nhân mắc COVID-19 mới. Trong đó có 78 ca bệnh trong cộng đồng, còn lại ghi nhận trong khu vực cách ly.

img

Thanh Hóa ghi nhận ổ dịch mới tại một Trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương (Ảnh minh họa)

Được biết, trong số 78 ca mắc cộng đồng thì tại huyện Quảng Xương ghi nhận 22 ca bệnh (Thị trấn Tân Phong 2, Quảng Đức 17, Quảng Phúc 1, Quảng Trung 1, Quảng Hòa 1). Đặc biệt, tại huyện này vừa phát hiện ổ dịch mới tại Trường tiểu học Quảng Đức (xã Quảng Đức) với khoảng 20 trường hợp đã được xác định bị nhiễm Sars-CoV-2.

Theo CDC Thanh Hóa, tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 8.661 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn; 5.867người điều trị khỏi được ra viện; 16 bệnh nhân tử vong. Toàn tỉnh đã tiếp nhận 4.993.360 liều vắc xin phòng COVID-19. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 99,41%; tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi đạt 96,5%; trẻ từ 12- dưới18 tuổi tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 94.9% trẻ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 35,5%. Trong 24 giờ qua đã thực hiện xét nghiệm bằng RT-PCR 1.088 mẫu tại các đơn vị y tế trong tỉnh.

Hơn 15.000 F0 mỗi ngày, theo dõi chặt biến thể Omicron

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.479 ca/ngày. Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ biến thể Omicron.

img

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (5).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.763.040 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (504.197), Bình Dương (290.921), Đồng Nai (98.060), Tây Ninh (77.002), Hà Nội (49.631).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.479 ca/ngày.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.420 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.372.696 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.746 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.771 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 988 ca; Thở máy không xâm lấn: 148 ca; Thở máy xâm lấn: 815 ca; ECMO: 24 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 224 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người, tăng 83.487 mẫu so với ngày trước đó. Trong ngày 01/01 có 592.352 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 152.818.575 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.716.536 liều, tiêm mũi 2 là 69.065.759 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 6.036.280 liều.

Một bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 tại Quảng Ninh tử vong

Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, một người cao tuổi mắc COVID-19, có nhiều yếu tố bệnh nền vừa tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Bệnh nhân tử vong là nam, 92 tuổi, sống tại phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có tiền sử Viêm phế quản mãn tính, nhồi máu não, xuất huyết não, điều trị Rung nhĩ - Suy tim - Tăng huyết áp - Suy thận - Gút mạn - Sỏi túi mật, chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bệnh nhân là F1, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-COV-2 ngày 15/12/2021. Ngày 16/12/2021, bệnh nhân vào nhập viện cách ly, điều trị.

Từ 16/12/2021 đến 01/01/2022 người bệnh được điều trị, hồi sức tích cực tại khoa điều trị cách ly của Bệnh viện đa khoa tỉnh bằng thở oxy dòng cao (HFNC), sau tiếp tục chuyển đặt ống nội khí quản, an thần, thở máy qua ống nội khí quản, lọc máu liên tục, các bác sĩ hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị.

10h35 phút ngày 01/01, bệnh nhân ngừng tuần hoàn và đã được cấp cứu nhưng tử vong hồi 11h 05 phút. Nguyên nhân tử vong được xác định: sốc tim - nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh - Suy đa tạng/ Rung nhĩ - Suy tim - Tăng HA - Suy thận mạn - gút mạn - Sỏi túi mật và nhiễm SARS-CoV-2 ngày thứ 16./.

Hà Nội lại lập đỉnh ca mắc mới; thêm 3 quận, huyện chuyển "vùng cam" nguy cơ cao

Ngày 2/1 đánh dấu ca mắc COVID-19 kỷ lục ở Hà Nội với 2.045 người nhiễm, 555 ca cộng đồng, riêng 3 quận/huyện mới chuyển "vùng cam" là Thanh Xuân, Thanh Trì, Gia Lâm có hơn 510 ca.

img

Hà Nội lần đầu vượt ngưỡng 2.000 ca mắc/ngày.

Tối 2/1, Sở Y tế Hà Nội thông báo 24 giờ qua TP ghi nhận 2.045 ca bệnh trong đó có 555 ca cộng đồng, 1.462 ca tại khu cách ly và 28 ca tại khu phong tỏa.

Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (232); Thanh Xuân (227); Thanh Trì (225); Gia Lâm (163); Hoàn Kiếm (148); Ba Đình (147); Hoàng Mai (132). Trong số này, quận Thanh Xuân, Thanh Trì, Gia Lâm là 3 địa phương mới chuyển lên "vùng cam" theo thông báo cấp độ dịch của Hà Nội từ 31/12.

Từ 12h ngày mai, 3/1, quận Thanh Xuân sẽ siết các hoạt động như các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h00 hàng ngày. Cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; Tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối 12 các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2.045 ca COVID-19 mới ghi nhận ở Hà Nội phân bố tại 326 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 555 ca cộng đồng ghi nhận tại 191 xã, phường thuộc 29/30 quận, huyện.

Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Gia Lâm (78); Hoàng Mai (65); Thanh Trì (64); Đông Anh (36); Long Biên (35); Sóc Sơn (33).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) có 52.725 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 17.578 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 35.147 ca.

Tiêm vaccine phòng Covid-19 có nguy cơ gây vô sinh không?

Theo các chuyên gia, hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.

img

Những dữ liệu ban đầu trên thế giới chưa thấy có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản.

Theo PGS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, virus SARS-CoV-2 xuất hiện mới được 2 năm, vaccine cũng mới được tiêm hơn một năm, vaccine trên trẻ em cũng mới được triển khai tiêm. Những dữ liệu ban đầu trên thế giới chưa thấy có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, sức khỏe sinh sản.

Thành phần mRNA của virus trong vaccine Pfizer và Moderna chỉ vào bào tương, tương tác với tế bào miễn dịch tạo ra các protein gai, protein tương tác hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Thành phần này không đi vào nhân tế bào, không ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể, không ảnh hưởng đến ADN làm ảnh hưởng đến tế bào.

Chung quan điểm này, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thành phần mRNA của vaccine hoàn toàn không có tương tác với ADN của người, do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen và ảnh hưởng về lâu dài như bệnh ung thư hay gây vô sinh.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cũng khẳng định, hiện không có bằng chứng cho thấy các thành phần vaccine hoặc kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể gây ra bất kỳ vấn đề nào với việc mang thai hiện tại hoặc trong tương lai.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt nào về tỷ lệ mang thai thành công giữa những phụ nữ có kháng thể từ vaccine phòng Covid-19 hoặc nhiễm Covid-19 gần đây và những phụ nữ không có kháng thể.

Tương tự, theo CDC Hoa Kỳ, hiện tại cũng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vaccine nào, bao gồm cả vaccine Covid-19, gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của nam giới.

Một nghiên cứu nhỏ gần đây trên 45 nam giới khỏe mạnh được tiêm vaccine mRNA Covid-19 (tức là Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) đã xem xét các đặc điểm của tinh trùng, như số lượng và chuyển động, trước và sau khi tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy thay đổi đáng kể nào trong các đặc điểm của tinh trùng này sau khi tiêm chủng.

Sốt do bệnh có liên quan đến việc giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới khỏe mạnh trong thời gian ngắn. Mặc dù sốt có thể là một tác dụng phụ của việc tiêm vaccine Covid-19, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy sốt sau khi tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.