Xã hội

Covid-19 ngày 31/3: Cả nước thêm 80.838 F0, giảm 4.932 ca so với hôm qua

31/03/2022, 17:50

Covid-19 ngày 31/3 mới nhất: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 80.838 ca nhiễm mới, Hà Nội giảm chỉ còn 8.054 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 30/3 đến 16h ngày 31/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 80.838 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 80.827 ca ghi nhận trong nước (giảm 4.932 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 56.105 ca trong cộng đồng).

img

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.177.375 liều: Mũi 1 là 8.803.806 liều; Mũi 2 là 8.373.569 liều.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.054), Phú Thọ (3.415), Nghệ An (3.399), Yên Bái (3.156), Đắk Lắk (3.107), Lào Cai (2.981), Hải Dương (2.864), Bắc Giang (2.688), Quảng Ninh (2.509), Quảng Bình (2.352), Hà Giang (2.344), Lạng Sơn (2.159), Vĩnh Phúc (2.039), Thái Bình (1.966), Bắc Kạn (1.917), Sơn La (1.813), Hưng Yên (1.784), Tuyên Quang (1.672), Bắc Ninh (1.653), Vĩnh Long (1.642), Cao Bằng (1.630), Bình Định (1.437), Quảng Trị (1.369), Cà Mau (1.265), Lâm Đồng (1.264), Hà Nam (1.258), Tây Ninh (1.238), Thái Nguyên (1.179), Điện Biên (1.164), Hòa Bình (1.160), Lai Châu (1.097), Ninh Bình (1.046), Hồ Chí Minh (924), Quảng Ngãi (920), Bến Tre (876), Bình Dương (827), Bình Phước (766), Hà Tĩnh (757), Đà Nẵng (736), Bà Rịa - Vũng Tàu (688), Nam Định (672), Thừa Thiên Huế (589), Trà Vinh (539), Thanh Hóa (535), Đắk Nông (426), Phú Yên (408), Khánh Hòa (386), Hải Phòng (365), Bình Thuận (341), Quảng Nam (270), Kon Tum (179), An Giang (178), Bạc Liêu (166), Kiên Giang (161), Long An (125), Cần Thơ (101), Đồng Nai (97), Đồng Tháp (85), Sóc Trăng (52), Ninh Thuận (20), Hậu Giang (12), Tiền Giang (5).

Ngày 31/3/2022, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 11.517 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-1.311), Lạng Sơn (-466), Bình Dương (-383).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+1.081), Vĩnh Long (+188), Quảng Ngãi (+154).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 91.762 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.564.609 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 96.747 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.556.876 ca, trong đó có 7.516.196 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.474.782), TP. Hồ Chí Minh (594.585), Nghệ An (391.871), Bình Dương (376.566), Hải Dương (344.058). Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 250.482 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.519.013 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.975 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.379 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 281 ca; Thở máy không xâm lấn: 99 ca; Thở máy xâm lấn: 216 ca; ECMO: 0 ca.

Bệnh nhân tử vong trong ngày là 39 ca

Từ 17h30 ngày 30/3 đến 17h30 ngày 31/3 ghi nhận 39 ca tử vong tại: Bến Tre (5), Bình Thuận (4), Cao Bằng (4 ca trong 2 ngày), Phú Yên (4), Bạc Liêu (2), Đắk Lắk (2), Lâm Đồng (2), Quảng Ninh (2), Sóc Trăng (2), Vĩnh Long (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Cà Mau (1), Gia Lai (1), Hà Nam (1), Hà Tĩnh (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 50 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.493 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN). Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.381.489 mẫu tương đương 84.310.134 lượt người, tăng 89.439 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 30/3 có 224.848 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.106.897 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.929.522 liều: Mũi 1 là 71.234.891 liều; Mũi 2 là 68.040.384 liều; Mũi 3 là 1.503.535 liều; Mũi bổ sung là 14.913.043 liều; Mũi nhắc lại là 33.237.669 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.177.375 liều: Mũi 1 là 8.803.806 liều; Mũi 2 là 8.373.569 liều.

Gần 12 triệu trẻ 5-11 tuổi tiêm vaccine từ tháng 4

Tại Hội thảo tập huấn tiêm chủng vaccine COVID-19 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi do Bộ Y tế tổ chức chiều 31/3, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, theo kế hoạch, từ tháng 4/2022, 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.

Trẻ tuổi từ 11 tuổi (lớp 6) sẽ được tiêm đầu tiên, sau đó hạ dần độ tuổi. Các bé sẽ được tiêm tại trường học, cơ sở tiêm chủng cố định và tiêm lưu động.

Hai loại vaccine được Bộ Y tế lựa chọn tiêm cho lứa tuổi này là Pfizer và Moderna.

img

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, vừa qua, khi các học sinh quay trở lại trường học, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 ở nhóm trẻ 5-11 tuổi tăng. Qua nghiên cứu ở quốc tế và trong nước, biến chứng do mắc COVID-19 ở lứa tuổi này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé như viêm cơ tim, viêm đa cơ quan, MIS-C.

Từ thực tế trên, Bộ Y tế họp hội đồng tư vấn, tham khảo thế giới về việc tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi. Bộ cũng phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát mức độ đồng thuận của phụ huynh về việc tiêm vaccine COVID-19 cho lứa tuổi này. Khảo sát cho thấy, phần lớn các phụ huynh đều đồng ý tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ.

Để sẵn sàng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022, Bộ Y tế trước đó yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở GD&ĐT rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5-11 tuổi.

Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này mà không đi học, Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể triển khai ngay khi được phân bổ vaccine. Đơn vị phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường).

Bộ Y tế cũng đề nghị cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu ban hành; điểm tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn và theo dõi, chăm sóc sau tiêm theo quy định.

Bộ Y tế cấp phép thêm một vaccine Covid-19 cho trẻ em

Bộ Y tế vừa phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid với vaccine Spikevax của hãng Moderna cho trẻ 6-11 tuổi.

Trước đó, Bộ cũng đã chấp thuận vaccine của hãng Pfizer.

img

Vaccine Morderna được tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên (ảnh minh họa)

Vaccine Moderna được tiêm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, không dành cho trẻ 5 tuổi. Liều lượng bằng một nửa người lớn, mỗi liều 0,25 ml chứa 50 mcg vaccine mRNA. Một lọ vaccine chứa tối đa 20 liều tiêm, một liệu trình có hai liều tiêm.

Được biết, vaccine Moderna đã được các nước thuộc Liên minh châu Âu, Australia và Canada phê duyệt tiêm cho trẻ em.

Mới đây, Bộ Y tế đã xin phép Thủ tướng tiếp nhận 4,7 triệu liều vaccine Pfizer và 9 triệu liều vaccine Moderna cho trẻ em, do Australia viện trợ.

Để chuẩn bị cho việc tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, trong chiều nay, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn chuyên môn để triển khai tiêm cho trẻ ở các địa phương.

Theo kế hoạch, trẻ được tiêm miễn phí, theo hình thức chiến dịch. Các địa phương tổ chức tiêm chủng ở các cơ sở cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Cha mẹ, người giám hộ sẽ ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến tối ngày 30/3, tổng số liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm là 205.882.049 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.708.919 liều với mũi 1 là 71.231.603 liều; Mũi 2 là 68.034.244 liều; Mũi 3 là 1.502.593 liều; Mũi bổ sung là 14.902.166 liều; Mũi nhắc lại là 33.038.313 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.173.130 liều: Mũi 1 là 8.802.438 liều; Mũi 2 là 8.370.692 liều.

Cả nước còn 3.635 ca bệnh nặng đang điều trị

Tính từ 16h ngày 29/3 đến 16h ngày 30/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 85.765 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 85.759 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.619 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 62.336 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.141), Bắc Giang (3.999), Nghệ An (3.731), Phú Thọ (3.580), Đắk Lắk (3.381), Yên Bái (3.206), Lào Cai (3.081), Lạng Sơn (2.625), Quảng Ninh (2.564), Quảng Bình (2.389), Hà Giang (2.356), Vĩnh Phúc (2.326), Thái Bình (2.067), Sơn La (2.023), Bắc Kạn (1.907), Bắc Ninh (1.854), Hải Dương (1.783), Tuyên Quang (1.747), Hưng Yên (1.735), Cao Bằng (1.640), Cà Mau (1.618), Quảng Trị (1.590), Lâm Đồng (1.530), Vĩnh Long (1.454), Bình Định (1.391), Tây Ninh (1.391), Thái Nguyên (1.341), Hòa Bình (1.328), Hà Nam (1.308), Điện Biên (1.295), Bình Dương (1.210), Lai Châu (1.056), Ninh Bình (1.047), Bình Phước (1.034), Hồ Chí Minh (984), Bến Tre (899), Hà Tĩnh (784), Đà Nẵng (783), Quảng Ngãi (766), Bà Rịa - Vũng Tàu (712), Nam Định (695), Thừa Thiên Huế (672), Trà Vinh (642), Thanh Hóa (570), Hải Phòng (466), Khánh Hòa (466), Đắk Nông (452), Bình Thuận (423), Phú Yên (320), Quảng Nam (276), Kon Tum (201), An Giang (189), Bạc Liêu (163), Kiên Giang (135), Long An (117), Sóc Trăng (112), Đồng Tháp (54), Đồng Nai (49), Cần Thơ (41), Hậu Giang (29), Ninh Thuận (26), Tiền Giang (5).

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 31/3/2022.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-852), Phú Thọ (-722), Đắk Nông (-567).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+667), Lạng Sơn (+646), Bắc Ninh (+398).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 97.357 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.472.254 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), nâng số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.464.532 ca, trong đó có 7.265.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.466.728), TP. Hồ Chí Minh (593.661), Nghệ An (388.472), Bình Dương (375.739), Hải Dương (341.194).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 114.685 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.268.531 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.635 ca.

Số bệnh nhân tử vong

Từ 17h30 ngày 29/3 đến 17h30 ngày 30/3 ghi nhận 41 ca tử vong tại: Kiên Giang (6), Bến Tre (4), Đắk Lắk (4), Sóc Trăng (4), Lạng Sơn (3), Bình Dương (2), Bình Định (2), Trà Vinh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Cần Thơ (1), Đà Nẵng (1), Đắk Nông (1), Điện Biên (1), Đồng Nai (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1), Nam Định (1), Thái Nguyên (1), Thanh Hóa (1), TP. Hồ Chí Minh (1), Vĩnh Long (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 54 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.454 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38292050 mẫu tương đương 84217005 lượt người, tăng 86058 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 29/3 có 386.237 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 205.882.049 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.708.919 liều: Mũi 1 là 71.231.603 liều; Mũi 2 là 68.034.244 liều; Mũi 3 là 1.502.593 liều; Mũi bổ sung là 14.902.166 liều; Mũi nhắc lại là 33.038.313 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.173.130 liều: Mũi 1 là 8.802.438 liều; Mũi 2 là 8.370.692 liều.

img

Bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh: Nam Trần

Đã đến lúc coi COVID-19 là bệnh đặc hữu?

“Có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu” - đây là đánh giá của BS Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) trước diễn biến đại dịch COVID-19, với biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế.

“Về lý thuyết, nếu tiếp tục xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 thì biến thể mới phải lây lan mạnh hơn để lấn át BA.1 và BA.2 của Omicron. Trường hợp biến chủng mới xuất hiện nhưng không lây lan mạnh như biến chủng cũ thì đó không phải là vấn đề.

Thực tế đã xuất hiện biến thể BA.3 nhưng tính sinh học và khả năng lây không có gì đặc biệt. Với diễn biến dịch là biến thể Omicron chiếm ưu thế thì có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu khi khả năng diễn tiến bệnh nặng không nhiều”, BS Khanh nói với VOV.

Biến thế phụ BA.2 của biến thể Omicron đang được gọi là “biến thể tàng hình”. Điều này có thể hiểu là do biến thể phụ này khiếm khuyết một đoạn gene nên chạy xét nghiệm PCR không phát hiện, và test có thể cho kết quả âm tính trong 2-3 ngày đầu.

BS Khanh cho rằng, hiện vẫn có một tỷ lệ nhất định người nhiễm biến thể Delta. Do vậy, người dân không nên lơ là phòng, chống dịch, song cũng không vì vậy mà quá lo lắng: “Biến thể Omircon đang chiếm ưu thế trên thế giới. Biến thể phụ BA.1 và BA.2 đặc tính sinh học giống nhau, nhưng BA.2 xuất hiện đã lất át BA.1 với khả năng lây lan nhanh hơn. Hai biến thể này của Omicron không gây bệnh diễn tiến nặng như biến thể Delta và đặc biệt không gây nặng với trẻ em”.

Theo thống kê từ đầu tháng 3/2022, các biến thể phụ của Omicron xu hướng lây nhiễm nhanh trong thời gian qua ở các tỉnh thành, nhất là ở Hà Nội và TP.HCM, thay thế dần chủng Delta.

Tại Hà Nội, các biến thể của Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận huyện, trong đó BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện nhiễm Omicron. Trong khi, đánh giá theo tầm soát ngẫu nhiên tại TP.HCM, biến thể “Omicron tàng hình BA.2” chiếm 64%.

Trên toàn cầu, biến thể phụ BA.2 của Omicron chiếm khoảng 86% các trường hợp mắc COVID-19 được thống kê từ ngày 16/2 - 17/3 và là nguyên nhân của làn sóng lây nhiễm hiện nay tại châu Âu. Dù dễ lây lan hơn so với chủng gốc, song BA.2 lại không gây ra bệnh nặng hơn và những loại vaccine hiện có vẫn cho thấy hiệu quả chống lại biến thể này.

Cũng theo những nghiên cứu mới đây, người đã tiêm mũi vaccine cơ bản, đã tiêm mũi tăng cường và từng mắc COVID-19 sẽ được bảo vệ tốt nhất trước biến thể phụ BA.2 của Omicron.

Những trường hợp có miễn dịch “hỗn hợp” có được từ vaccine và miễn dịch do từng mắc COVID-19, có thể giúp giảm 55% nguy cơ tái nhiễm. Các nghiên cứu tại Đan Mạch - nơi phát hiện nhiều ca mắc biến thể BA.2 nhất thế giới, sau khi giải mã trình tự gene đã phát hiện rằng người từng nhiễm BA.1 sẽ hiếm khi bị tái nhiễm biến thể BA.2. Nghiên cứu dữ liệu của hơn 1,8 triệu ca mắc trong giai đoạn 3 tháng từ tháng 11/2021 - tháng 2/2022, các nhà khoa học phát hiện chỉ 47 ca tái nhiễm biến thể BA.2 sau khi nhiễm BA.1 và hầu hết là người chưa tiêm phòng.

Đánh giá diễn biến lây nhiễm của biến thể Omicron, giới chuyên gia trong và ngoài nước đều nhận định, BA.2 dễ lây nhiễm hơn BA.1, song các trường hợp bị nặng và tử vong lại thấp hơn. Điều này cho thấy, khả năng miễn dịch của cơ thể người trước sự xuất hiện của bất kỳ biến thể phụ nào.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.