Xã hội

Covid-19 ngày 9/2: Cả nước thêm 23.956 ca nhiễm mới, 93 ca tử vong

Tin tức dịch Covid-19 ngày 9/2 mới nhất: Cả nước thêm 23.956 F0, 93 ca tử vong; Hà Nội nhiều nhất gần 3.000 ca nhiễm, 17 ca tử vong.

Tin tức mới nhất Covid-19 hôm nay

Tính từ 16h ngày 08/02 đến 16h ngày 09/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 23.956 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 23.953 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.052 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 16.608 ca trong cộng đồng).

Cụ thể, Hà Nội (2.949), Nghệ An (1.900), Hải Phòng (1.295), Bắc Ninh (1.246), Hải Dương (1.120), Hà Tĩnh (1.019), Thanh Hóa (988), Nam Định (938), Đà Nẵng (925), Vĩnh Phúc (853), Bình Định (809), Phú Thọ (800), Thái Nguyên (527), Ninh Bình (500), Bắc Giang (499), Thái Bình (450), Quảng Bình (423), Lào Cai (419), Quảng Nam (417), Lâm Đồng (357), Quảng Trị (333), Bình Phước (312), Sơn La (291), Quảng Ninh (283), Thừa Thiên Huế (275), Hưng Yên (259), Tuyên Quang (259), Đắk Lắk (234), Khánh Hòa (232), Hà Nam (219), TP. Hồ Chí Minh (219), Gia Lai (215), Quảng Ngãi (200), Phú Yên (198), Đắk Nông (187), Cà Mau (187), Kon Tum (169), Yên Bái (154), Cao Bằng (131), Bà Rịa - Vũng Tàu (124), Lạng Sơn (115), Hà Giang (115), Lai Châu (91), Bình Thuận (91), Vĩnh Long (88), Bạc Liêu (82), Điện Biên (77), Bến Tre (72), Bắc Kạn (62), Bình Dương (32), Tây Ninh (31), Trà Vinh (26), Đồng Tháp (21), Long An (20), Cần Thơ (19), Đồng Nai (19), Hòa Bình (18), Kiên Giang (16), Hậu Giang (16), Ninh Thuận (12), An Giang (8 ), Tiền Giang (7).

img

Hôm nay, cả nước thêm 23.956 F0; Hà Nội nhiều ca mới, tử vong nhất

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (-926), Hải Dương (-125), Thái Nguyên (-122).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Tĩnh (+720), Hải Phòng (+465), Bắc Ninh (+349).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.584 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Cả nước có 93 ca tử vong, Hà Nội nhiều nhất 17 ca

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.404.651 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.353 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.397.530 ca, trong đó có 2.193.785 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.868), Bình Dương (293.032), Hà Nội (156.848), Đồng Nai (99.984), Tây Ninh (88.637).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 69.825 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.196.602 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.771 ca, trong đó, Thở ô xy qua mặt nạ: 1.977 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 369 ca; Thở máy không xâm lấn: 72 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 18 ca.

Từ 17h30 ngày 08/02 đến 17h30 ngày 09/02 ghi nhận 93 ca tử vong, trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh (3). Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (17), Cần Thơ (6), Hải Phòng (5), Bến Tre (4), Kiên Giang (4), Quảng Nam (4), Vĩnh Long (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đà Nẵng (3), Đồng Tháp (3), Nam Định (3), Bình Phước (2), Bình Thuận (2), Đồng Nai (2), Gia Lai (2), Hải Dương (2), Hòa Bình (2), Lâm Đồng (2), Quảng Bình (2), Tuyên Quang (2), Bắc Giang (1), Bắc Kạn (1), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Hà Giang (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nghệ An (1), Phú Thọ (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1), Tây Ninh (1), Thanh Hóa (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Phúc (1).

Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 94 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.614 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.432.049 mẫu tương đương 77.450.281 lượt người, tăng 42.079 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 8/2 có 528.200 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 183.729.446 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.154.392 liều, tiêm mũi 2 là 74.430.220 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 30.144.834.

Hà Nội thêm gần 3.000 F0; 606 ca nặng đang điều trị

Bản tin COVID-19 Hà Nội ngày 9/2 do Sở Y tế phát đi tối nay cho biết trong 24 giờ qua TP ghi nhận 2.949 ca bệnh mới.

Bệnh nhân phân bố tại 480 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (118); Đông Anh (106); Long Biên (98); Chương Mỹ (96), Nam Từ Liêm (93).

Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay TP ghi nhận 160.022 ca.

Tính tới hết ngày 8/2, Hà Nội đang có 54.148 F0 đang điều trị - tăng hơn 3.000 ca so với ngày trước đó, trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có 158 ca; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 173 ca.

Các bệnh viện của Hà Nội đang điều trị 2.330 ca; các cơ sở thu dung thành phố và cơ sở thu dung quận, huyện đang điều trị 548 ca. Số theo dõi, điều trị tại nhà là 50.939 ca.

Theo cập nhật thống kê của Bộ Y tế, tới ngày 8/2, các bệnh viện tại Hà Nội (trung ương và Hà Nội) có 606 ca nặng, nguy kịch (giảm 4,4% so với trung bình 7 ngày trước). Số bệnh nhân cần các biện pháp can thiệp điều trị bệnh nặng, nguy kịch cũng giảm. Cụ thể: Có 511 ca phải thở oxy mặt nạ, gọng kính (giảm 2,2%); 27 ca thở oxy dòng cao (HFNC) - giảm 13,3%; 41 ca thở máy xâm lấn - giảm 17,1%...

Bệnh viện Hữu Nghị hôm nay cho biết chính thức tiếp nhận thăm khám, tư vấn và điều trị cho người bệnh giai đoạn hậu COVID-19. Các nhóm đối tượng sẽ được tiếp nhận là:

F0 đã ra viện hoặc đã hết thời gian cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế và đã qua thời gian 7 ngày tự theo dõi sức khỏe tại nhà;

Người bệnh có kết quả test nhanh kháng nguyên 2 lần âm tính bằng 2 loại test khác nhau hoặc có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR với chỉ số Ct 30.

Số ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Thanh Hoá tăng đột biến sau Tết

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 9/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 988 bệnh nhân mắc COVID-19 mới. Trong đó, phát hiện 379 bệnh nhân trong cộng đồng; 243 bệnh nhân ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế; còn lại ghi nhận trong khu cách ly.

img

Trong 2 ngày qua, Thanh Hóa phát hiện hơn 1.000 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng (Ảnh minh họa)

Trong ngày tại Bệnh viện COVID 19 số 1 ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong do COVID-19 là nữ, 52 tuổi với bệnh nền đái tháo đường và suy thận, địa chỉ tại phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa.

Trước đó, ngày 8/2/2022, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận 998 bệnh nhân mắc COVID-19 mới. Trong đó có 226 Bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng và 456 Bệnh nhân ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế.

Như vậy, tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 25.944 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn; 20.948 người điều trị khỏi được ra viện; 35 bệnh nhân tử vong.

Trên một góc độ khác, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 đến nay toàn tỉnh ghi nhận 191 giáo viên và 1.108 học sinh các cấp mắc COVID-19. Số ca mắc rải rác ở nhiều địa phương và tăng mạnh hơn trước Tết do người về quê từ các tỉnh thành có dịch đông hơn thường lệ và người dân di chuyển, tiếp xúc nhiều.

Số học sinh, giáo viên nhiễm Covid -19 được xác định là do lây nhiễm trong thời gian nghỉ Tết và được phát hiện qua quá trình sàng lọc y tế tại địa phương hoặc test nhanh khi trở lại trường hôm 7/2. Đây là đợt có số ca mắc Covid-19 trong học sinh, giáo viên lớn nhất từ đợt dịch thứ tư tại tỉnh này.

Các địa phương có nhiều giáo viên, học sinh nhiễm bệnh dịp Tết gồm TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, huyện Hoằng Hoá, Quảng Xương... TP Thanh Hoá có 370 học sinh và hơn 60 giáo viên nhiễm COVID-19.

Trên một diễn biến khác, theo bản đồ cấp độ dịch tại tỉnh Ninh Bình, hiện nay có 102/143 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 1; 34 xã, phường, thị trấn thuộc cấp độ 2; Có 4 xã, phường, thị trấn gồm vùng dịch cấp độ 3.

Có 3 đơn vị là phường Tân Thành, Vân Giang và Thanh Bình (TP Ninh Bình) thuộc vùng dịch cấp độ 4 (vùng đỏ). Thành phố Ninh Bình cũng là địa phương có số ca mắc COVID-19 những ngày qua luôn cao nhất tỉnh.

381 giáo viên, học sinh Hà Tĩnh thành F0 sau kỳ nghỉ Tết

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng đột biến, sáng nay (9/2) Hà Tĩnh đã cho hàng nghìn học sinh tiểu học, mầm non nghỉ học.

img

Người dân được hướng dẫn khai báo y tế và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, số ca F0 ở Hà Tĩnh liên tục tăng, để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sau Tết, địa phương buộc phải rà soát, cho hàng nghìn học sinh của 58 trường học chuyển sang học trực tuyến hoặc nghỉ học.

Cụ thể, các trường mầm non, tiểu học được nghỉ chủ yếu thuộc vùng dịch cấp độ 3, 4 và một số vùng có nguy cơ cao ở các huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân... Việc học tập của các trường nói trên sẽ tiếp tục khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Theo số liệu từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, từ ngày 8/2 đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 50 giáo viên và 331 học sinh là F0.

Trong ngày 8/2, Hà Tĩnh có 498 ca mắc mới, trong đó, 354 ca cộng đồng, 78 ca đã cách ly và 66 ca trong khu vực phong tỏa. Tổng số ca bệnh COVID-19 từ ngày 1/1/2022 đến nay là 2.658 người.

Các địa phương, cơ sở y tế rà soát được 410 trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để tiến hành xét nghiệm. Các cơ quan y tế đã xét nghiệm 885 mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR; thực hiện test nhanh 23.113 người để sàng lọc nguy cơ dịch trong cộng đồng.

Ngày 8/2, Hà Tĩnh rà soát được 1.056 công dân trở về từ các vùng dịch. Tất cả đều được chính quyền địa phương và lực lượng chức năng hướng dẫn khai báo y tế và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp.

Theo dự báo của ngành y tế, dịch bệnh COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, vì vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các khuyến cáo phòng, chống dịch.

Hơn 80% phụ huynh học sinh tiểu học TP.HCM muốn cho con đến lớp

Hơn 80% phụ huynh học sinh tiểu học ở TP.HCM (lớp 1 đến lớp 5) đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2.

img

Phụ huynh học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 tại TP.HCM đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2

Thông tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM, mặc dù không lấy ý kiến nhưng có hơn 80% phụ huynh tiểu học có con học từ lớp 1 đến lớp 5 đăng ký cho con đi học trực tiếp từ ngày 14/2. Khoảng gần 20% phụ huynh học sinh tiểu học chưa đăng ký cho con em đi học lại không đăng ký được xác định vì nhiều lý do như còn lo lắng về dịch Covid-19, hiện đang ở các tỉnh chưa trở lại TP.HCM…

Hiện học sinh lớp 7/12 ở TP.HCM đã học trực tiếp. Các lớp 1 đến 6 vẫn học trực tuyến theo chương trình năm học, hiện đang ở tuần thứ 2 của học kỳ II. Theo kế hoạch trẻ em thuộc khối giáo dục mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 học tập trực tiếp từ ngày 7/2 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ và học sinh.

Từ ngày 10/2 đến 13/2 các cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh học sinh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ; tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường; tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Từ ngày 14/2, tổ chức đón trẻ mầm non và học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đến trường, sinh hoạt hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trường, học tập trực tiếp.

Trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận cho học sinh (từ lớp 1 đến lớp 6) đến trường học tập trực tiếp, học sinh tiếp tục học trực tuyến, học qua truyền hình, giao bài tự học theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT.

Số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục

Tính từ 16h ngày 07/02 đến 16h ngày 08/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 21.909 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 21.901 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 14.982 ca trong cộng đồng).

img

Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.389.970 mẫu tương đương 77.407.202 lượt người, tăng 65.340 mẫu so với ngày trước đó.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.903), Nghệ An (1.717), Hải Dương (1.245), Thanh Hóa (998), Hòa Bình (944), Bắc Ninh (897), Vĩnh Phúc (891), Nam Định (886), Đà Nẵng (854), Hải Phòng (830), Phú Thọ (769), Thái Nguyên (649), Bình Định (571), Bắc Giang (498), Thái Bình (398), Quảng Nam (364), Lâm Đồng (352), Quảng Ninh (336), Ninh Bình (332), Đắk Lắk (313), Hà Tĩnh (299), Tuyên Quang (265), Thừa Thiên Huế (252), Quảng Bình (242), Hưng Yên (240), Cà Mau (227), Quảng Trị (225), Gia Lai (220), Kon Tum (207), Hà Nam (189), Khánh Hòa (183), Lào Cai (183), Bình Phước (181), Quảng Ngãi (177), Sơn La (175), Lạng Sơn (166), Bà Rịa - Vũng Tàu (161), Yên Bái (158), Đắk Nông (146), Phú Yên (137), TP. Hồ Chí Minh (116), Hà Giang (107), Cao Bằng (105), Lai Châu (99), Vĩnh Long (88), Bình Thuận (72), Bến Tre (70), Tây Ninh (67), Kiên Giang (59), Trà Vinh (57), Bạc Liêu (52), Bắc Kạn (39), Đồng Tháp (34), Sóc Trăng (30), Cần Thơ (28), Điện Biên (21), Bình Dương (19), Tiền Giang (17), Ninh Thuận (9), Long An (9), An Giang (9), Hậu Giang (9), Đồng Nai (5).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Điện Biên (-220), Quảng Nam (-97), Hà Nội (-85).- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+470), Hải Dương (+400), Bắc Ninh (+387).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.408 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.380.695 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.111 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.373.577 ca, trong đó có 2.123.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.649), Bình Dương (293.000), Hà Nội (153.899), Đồng Nai (99.965), Tây Ninh (88.606).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.397 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.126.777 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.263 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.489 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 365 ca; Thở máy không xâm lấn: 57 ca; Thở máy xâm lấn: 336 ca- ECMO: 16 ca.

Ngày 8/2 có 97 bệnh nhân tử vong

Từ 17h30 ngày 07/02 đến 17h30 ngày 08/02 ghi nhận 97 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (3) trong đó có 1 ca từ An Giang chuyển đến.+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (19), Bình Định (8, Đồng Nai (8, Thừa Thiên Huế (7), Bình Phước (5), Hải Phòng (5), Quảng Ngãi (5), Bến Tre (4), Đồng Tháp (4), Bình Thuận (3), Cần Thơ (3), Đà Nẵng (3), Hậu Giang (2), Khánh Hòa (2), Ninh Bình (2), Vĩnh Phúc (2), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Đắk Lắk (1), Hải Dương (1), Kiên Giang (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Quảng Nam (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1).

img

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 92 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.521 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.389.970 mẫu tương đương 77.407.202 lượt người, tăng 65.340 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 07/02 có 797.828 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 183.196.831 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.148.668 liều, tiêm mũi 2 là 74.356.060 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 29.692.103 liều.

Từ ngày 10/2, rạp chiếu phim ở Hà Nội mở cửa trở lại

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về việc thực hiện Kết luận của Thường trực Thành ủy tại cuộc họp ngày 7/2.

Theo đó, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng chỉ đạo cho phép các rạp chiếu phim, các cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật trên địa bàn thành phố mở cửa đón khách trở lại từ ngày 10/2.

img

Hà Nội cho phép mở rạp chiếu phim từ ngày 10/2

Bên cạnh đó, thành phố cần triển khai phục vụ các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân tại khu di tích - thắng cảnh chùa Hương trước Rằm tháng Giêng cũng như các điểm thăm quan, di tích văn hóa lịch sử khác trên địa bàn thành phố (không tổ chức lễ hội) phù hợp với các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Ngoài ra, nội dung Kết luận cũng nêu rõ các lãnh đạo UBND TP căn cứ lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách, chỉ đạo các đơn vị quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, công việc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2022...

Trong đó, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn được giao quyết liệt triển khai các nhiệm vụ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đại 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, trình Ban Cán sự Đảng UBND thành phố để báo cáo Thành ủy, Chính phủ, đảm bảo trình Quốc hội xem xét trong tháng 5/2022; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại khu di tích Cổ Loa; dự án đầu tư phục dựng Điện Kính Thiên tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long…

Các Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, Chử Xuân Dũng, Nguyễn Mạnh Quyền được giao chỉ đạo nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực Y tế, Lao động - thương binh và xã hội, Giáo dục đào tạo, như cải tạo trường học, hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch, thực hiện kế hoạch trồng cây…

Bộ Y tế đang cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh nhiễm COVID-19

Chiều 8/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp với Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội về công tác chuẩn bị điều trị trong tình huống học sinh nhiễm COVID-19 khi trở lại trường.

Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho hay, Bộ đang cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh nhiễm COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ trung ương xuống đến địa phương, nhất là không được để xảy ra tình huống số ca nhiễm là học sinh tăng đột biến gây quá tải.

img

Học sinh trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, cơ chế phản ứng của y tế học đường, y tế cơ sở khi có ca nhiễm trong trường học.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ mắc COVID-9 theo "2 tầng" là tự theo dõi, chăm sóc tại nhà và khi phải nhập viện điều trị.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho rằng, Bộ Y tế cần tập huấn phác đồ điều trị này cho các y, bác sĩ trong các bệnh viện nhi, khoa nhi cũng như các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.

Đặc biệt, vòng lây nhiễm của trẻ em từ nhà trường khi về gia đình có thể lây bệnh cho người cao tuổi, trẻ nhỏ tuổi hơn và phụ nữ mang thai, những đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vaccine COVID-19.

"Nếu không có các kịch bản phòng, chống chi tiết, cụ thể khi có trường hợp học sinh nhiễm bệnh thì sẽ gây lúng túng cho các trường học cũng như lo lắng từ phụ huynh, xã hội", Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn nói.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, TP Hà Nội đã chỉ đạo các trung tâm y tế, trạm y tế hỗ trợ tích cực cho y tế học đường, tập huấn kỹ cho cán bộ quản lý, giáo viên, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để đưa học sinh trở lại trường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân lên hàng đầu, đặc biệt trong đó là bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Nhất là khi trẻ em thuộc nhóm thể chất chưa phát triển toàn diện, trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh đều chưa được tiêm vaccine và nhóm đối tượng này chưa biết diễn đạt về triệu chứng bệnh, đòi hỏi kỹ năng chăm sóc khó hơn, cũng như cần đặc biệt chú ý.

"Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine, trong đó tiêm vaccine cho nhóm đối tượng học sinh để đưa các em trở lại trường.

Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT để đảm bảo an toàn trường học, nhất là tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong trường học, nhằm vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Tại cuộc họp, các chuyên gia cho rằng, mặc dù đến nay tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp nhưng vẫn có trường hợp tử vong khi số ca mắc quá nhiều. Do đó, cần quan tâm yếu tố phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ lây nhiễm bệnh cùng lúc. Bên cạnh đó, hiện các loại thuốc điều trị COVID-19 không khuyến nghị sử dụng cho trẻ em.

Khi 20 triệu học sinh trở lại trường, số trẻ nhiễm bệnh có thể tăng lên, bởi thực tế, trẻ em khó thực hiện giữ khoảng cách và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chống dịch như 5K.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.