Tăng cường phân cấp, phân quyền trong duy tu, bảo trì
Phát biểu tại Hội nghị Nâng cao chất lượng bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tổ chức hôm nay (13/10), ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ VN cho hay, hệ thống quốc lộ hiện nay có hơn 25.000 km và hơn 6.700 cây cầu. Giá trị ước tính khoảng hơn 3 triệu tỷ đồng.
Đây là khối tài sản lớn, phải quản lý làm sao cho an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị
Nhấn mạnh chất lượng bảo trì đường bộ là vấn đề sống còn trong bối cảnh hiện nay, ông Cường nói: Trong bảo trì có 3 vấn đề lớn là sửa chữa thường xuyên, định kỳ, đột xuất.
Cũng theo ông Cường, khâu đầu tiên, rất quan trọng là phải kiểm soát tốt chất lượng hồ sơ, nâng cao trách nhiệm của tư vấn, thiết kế, thẩm định, phê duyệt.
"Trước đây trong duy tu, cứ nghĩ rằng làm sao phải làm được nhiều việc nhất có thể. Tư duy này cũng cần phải soi lại. Khối lượng khải đi liền với chất lượng. Một số dự án phải làm tập trung làm hoàn chỉnh cả kết cấu, quy mô thế nào để đảm bảo bền vững. Những chỗ thiếu tiền phải sửa chữa cục bộ ở quy mô đảm bảo an toàn giao thông.
Cục Đường bộ VN sẽ tổng kết Nghị quyết về công tác đấu thầu công tác bảo trì và ban hành Nghị quyết mới tăng cường các giải pháp đảm bảo chất lượng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Sau đó sẽ ban hành chương trình thực hiện để Nghị quyết đi vào cuộc sống" - ông Nguyễn Xuân Cường nói.
Đây là điều từ cán bộ chuyên viên, đến thẩm định, tư vấn, các chủ đầu tư, nhà thầu cần suy ngẫm. Phải làm sao vừa bền vững đối với công trình dự án tập trung, vừa đảm bảo ATGT trên toàn bộ hệ thống.
Phải tôn trọng vấn đề chất lượng bảo trì ngay từ tư tưởng chỉ đạo giữa các chủ đầu tư. Nhà thầu phải nghiêm túc coi trọng chất lượng, không được để công trình nào xảy ra vấn đề về chất lượng không đảm bảo. Nếu không giữ được chất lượng sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra.
Thời gian tới, ông Cường cho hay: Cục Đường bộ VN sẽ rà soát lại theo hướng phân cấp, phân quyền trong duy tu, quản lý bảo trì phù hợp. Những gì Khu Quản lý Đường bộ, Sở GTVT, Ban Quản lý dự án làm được sẽ được giao ngay.
Nhấn mạnh mục tiêu lấy an toàn và hiệu quả là trung tâm, ông Cường cho rằng, hệ thống đường bộ rộng lớn và có giá trị nên cần có các “chân rết” là các doanh nghiệp quản lý bảo trì đường bộ truyền thống.
“Từ quan hệ hợp đồng giữa hai bên có thể nâng lên thành đối tác chiến cùng bảo vệ con đường, cây cầu được an toàn, khai thác hiệu quả. Khi là đối tác chiến lược các doanh nghiệp cũng phải nâng tầm hệ thống máy móc thiết bị cũng như con người phải đáp ứng được yêu cầu”, ông Cường nói.
Phát biểu tại Hội nghị nâng cao chất lượng bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được Cục Đường bộ VN tổ chức vào hôm nay (13/10), ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ VN cho hay, hệ thống quốc lộ hiện nay có hơn 25.000 km và hơn 6.700 cây cầu với giá trị ước tính khoảng hơn 3 triệu tỷ đồng.
Đây là khối tài sản lớn của Đất nước, nên việc quản lý làm sao cho an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đi cùng với sự thay đổi mặt tổ chức, rút ngắn từ 3 cấp xuống còn 2 cấp quản lý là áp lực của người dân, doanh nghiệp, xã hội đòi hỏi ngày phải nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ, quản lý hiệu quả đồng vốn, đáp ứng an toàn, đúng pháp luật và chặt chẽ hơn.
Những gì đã làm tốt tiếp tục duy trì, những gì chưa tốt phải thay đổi về phương pháp, tư duy, cách làm trong bảo trì đường bộ.
Nhấn mạnh chất lượng bảo trì đường bộ là vấn đề sống còn trong bối cảnh hiện nay, ông Cường cho rằng, làm công tác bảo trì trong tình hình mới nếu không thích ứng được sẽ vị va vấp nên cần rất thận trọng trong quản lý chất lượng.
Cho biết, trong bảo trì có 3 vấn đề lớn là sửa chữa thường xuyên, định kỳ, đột xuất, ông Cường cho rằng khâu đầu tiên phải là chất lượng hồ sơ, trong phải đổi mới trách nhiệm của tư vấn, thiết kế, thẩm định, phê duyệt.
Bản thân cá nhân tôi cũng phải đổi mới, trước đây trong duy tu cứ nghĩ rằng làm sao phải làm được nhiều việc nhất có thể. Tư duy này cũng cần phải soi lại, nếu làm được nhiều việc mà chất lượng không đảm bảo, khi cơ quan chức năng soi lại cũng có vấn đề.
Không vì quy mô hoành tráng, mỗi năm ngành đường bộ được giao vốn 10.000 tỷ chia cho 10 tỷ/dự án, có nghĩa là sẽ bảo trì được 1.000 km đường, xong vỗ tay thì câu chuyện lại dễ quá.
Cần phân rõ đối với một số dự án phải làm tập trung làm hoàn chỉnh đảm bảo, kết cấu, quy mô thế nào để đảm bảo bền vững, những chỗ thiếu tiền phải sửa chữa cục bộ ở quy mô đảm bảo an toàn giao thông.
Đây là điều từ cán bộ chuyên viên, đến thẩm định, tư vấn, các chủ đầu tư, nhà thầu cần suy ngẫm, làm sao vừa bền vững đối với công trình dự án tập trung, vừa đảm bảo ATGT trên toàn bộ hệ thống.
Phải tôn trọng vấn đề chất lượng bảo trì ngay từ tư tưởng chỉ đạo giữa các chủ đầu tư, nhà thầu phải nghiêm túc coi trọng chất lượng, không được để công trình nào xảy ra vấn đề về chất lượng không đảm bảo.
Chủ đầu tư phải đảm bả chất lượng công trình và phải biết thương nhà thầu. Tất cả sự “vui vẻ” phải nằm trong khuôn khổ, trong lợi nhuận định mức của nhà thầu là 6%. Tất cả chỉ trong số này, tuyệt đối không thể “vui vẻ”, không được động vào chất lượng công trình. Nếu không giữ được chất lượng sẽ có nhiều hệ lụy xảy ra.
Trong điều kiện chỉ còn 2 cấp quản lý, Cục Đường bộ VN sẽ rà soát lại theo hướng phân cấp, phân quyền trong duy tu, quản lý bảo trì phù hợp. Những gì Khu Quản lý Đường bộ, Sở GTVT, Ban Quản lý dự án làm được sẽ được giao ngay.
Nhấn mạnh mục tiêu lấy con đường, an toàn và hiệu quả là trung tâm, ông Cường cho rằng với hệ thống đường bộ rộng lớn và có giá trị nên cần có các “chân rết” là các doanh nghiệp quản lý bảo trì đường bộ truyền thống.
“Từ quan hệ hợp đồng giữa hai bên có thể nâng lên thành đối tác chiến cùng bảo vệ con đường, cây cầu được an toàn, khai thác hiệu quả. Khi là đối tác chiến lược các doanh nghiệp cũng phải nâng tầm hệ thống máy móc thiết bị cũng như con người phải đáp ứng được yêu cầu”, ông Cường nói.
Ông Cường cũng cho biết, Cục Đường bộ VN sẽ tổng kết lại Nghị quyết về công tác đấu thầu công tác bảo trì và ban hành Nghị quyết mới tăng cường các giải pháp đảm bảo chất lượng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Sau đó sẽ ban hành chương trình thực hiện để Nghị quyết đi vào cuộc sống.
Đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân
Trước đó, báo cáo công tác bảo trì đường bộ thời gian qua, ông Lê Hồng Điệp, Trưởng Phòng quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông cho hay, công tac này đã đạt được các kết quả tích cực, hệ thống quốc lộ được duy trì, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân toàn, thông suốt; chất lượng phục vụ của đường ngày càng tốt lên, ứng dụng KHCN, vật liệu mới, tiên tiến được đẩy mạnh, thời hạn khai thác kéo dài.
Cụ thể, chiều dài đường rải bê tông nhựa tăng từ gần 50% năm 2015 lên gần 70% năm 2021, hàng nghìn km quốc lộ mặt được mở rộng; trên 40 điểm thường xuyên ngập lụt tại Tây Nam bộ đã được sửa chữa, nâng cấp; hàng trăm điểm đen và điểm tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đã được sửa chữa, khắc phục.
“Về công trình ATGT đã sửa chữa, bổ sung hàng nghìn Km hộ lan, hàng vạn cọc tiêu, biển báo, hàng chục vị trí xây dựng đường cứu nạn và các công trình ATGT khác đã được sửa chữa, bổ sung để hệ thống quốc lộ ngày càng an toàn với tốc độ và lưu lượng giao thông ngày càng tăng”, ông Điệp cho hay.
Cũng tại hội nghị, nhiều ý kiến tham luận của nhà quản lý, nhà thầu tập trung nêu lên những khó khăn trong tổ chức quản lý bảo trì, khai thác và sửa chữa hạ tầng đường bộ. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: cải cách bộ máy tổ chức, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý bảo trì hạ tầng cầu, đường bộ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận