Vừa thông xe kĩ thuật, nhiều vị trí mặt đường đã xuất hiện tình trạng rạn nứt kéo dài (ảnh chụp chiều ngày 21/7, tại Km8). |
Sau hơn một tháng, PV Báo giao thông trở lại thực tế trên tuyến đường Vành đai phía Tây - TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tuyến đường trước đó Báo Giao thông đã có bài viết phản ánh “7 năm làm chưa xong 14km đường” (số 96, ngày 16/6/2016).
Ngay sau bài báo, UBND TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã có Công văn số 1244/UBND – VP ngày 23/6/2016 yêu cầu Ban Quản lý các Dự án (QLCDA) - đơn vị chủ đầu tư kiểm tra, báo cáo nội dung phản ánh của Báo Giao thông liên quan đến công trình đường Vành đai phía Tây – TP. Buôn Ma Thuột.
Hố ga được thi công cao hơn mặt đường làm mất tác dụng thoát nước (ảnh chụp ngày 21/7). |
Đến ngày 29/6, Ban QLCDA đã có Báo cáo số 124/BC-DA, phúc đáp một số nội dung do báo phản ánh theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
Báo cáo do ông Võ Kỳ - Giám đốc Ban quản lý các dự án ký. Theo nội dung giải trình, Dự án chậm tiến độ là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Vướng GPBM, nhà thầu triển khai thi công chậm. Các hố ga bị bể là do xe tải, xe lu lèn vỉa hè đi lên vì các tấm đan không được thiết kế chịu lực.
Các vị trí đầu nối với đường dân sinh bị xói lở, đất đá, rác thải tràn lan khắp đường là do trời mưa lớn(?)! Ngay sau đó, đơn vị chủ đầu tư đã chỉ đạo đơn vị nhà thầu sửa chữa, dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến. Hiện tuyến đường đã thi công xong, đang chờ quyết định phê duyệt thẩm định ATGT để thông xe chính thức.
Gờ bê tông thu gom nước được thi công cao hơn mặt đường làm mất tác dụng. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của PV, trên toàn bộ tuyến đường, đất đá, rác thải vẫn tràn lan như cũ. Nhiều vị trí, hố ga đã bị bịt kín bởi đất đá, rác thải khiến không còn tác dụng thoát nước.
Đặc biệt, tại km8, mặt đường đã xuất hiện tình trạng rạn nứt kéo dài. Ngoài ra, nhiều vị trí, hệ thống thoát nước được thi công cao hơn mặt đường làm mất tác dụng thu gom nước. Hai bên lề hệ thống dẫn nước về hố ga được đổ bê tông nhưng có gờ cao hơn mặt đường nhựa khiến nước không biết thoát về đâu?!
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận thực tế:
Chưa thông tuyến, mặt đường đã xuất hiện rạn nứt |
Nhiều vị trí đấu nối được thi công, chắp vá sơ sài. |
Đường dẫn nước về hố ga được thi công cao hơn mặt đường từ 2-5cm.... |
.... hầu hết các hố ga bị bịt kín bởi đất đá, rác thải khiến nước không thể thoát được, tràn hết ra mặt đường. |
Nhiều vị trí đất đá lấn phần đường xe máy lưu thông gây mất ATGT nghiêm trọng. |
Mặt cầu tràn lan bùn đất, vỉa hè hư hỏng, gây khó khăn cho người đi bộ và mất mỹ quan. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận