Bạn cần biết

Đảm bảo an toàn, tàu cá ra khơi phải đăng ký tần số

09/04/2017, 13:02

Để tàu, thuyền ra khơi đảm bảo an toàn và tránh những sự cố đáng tiếc trên biển, ngư dân cần đăng ký...

17

Việc đăng ký tần số là rất cần thiết đối với tàu cá, đặc biệt khi thời tiết xấu, cơ quan chức năng cần liên lạc để thông báo

Tất cả tàu cá đánh bắt xa bờ phải đăng ký tần số

Thực tế, hiện có không ít phương tiện tàu cá của ngư dân hoạt động trên biển không đăng kí sử dụng tần số. Mỗi chuyến lại sử dụng một tần số khác nhau dẫn đến nguy cơ can nhiễu tần số, ảnh hưởng tới an toàn thông tin.

Bên cạnh đó, do không quản lý được toàn bộ tần số máy thu phát sóng của ngư dân trên biển, nên trong những đợt áp thấp nhiệt đới hay bão đổ bộ, cơ quan chức năng phải tìm, gọi các tàu đánh cá trên biển vào bờ, tốn kinh phí không nhỏ của Nhà nước. Thậm chí, đã có rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại lớn về người và của vì các tàu, thuyền không thể thu được các bản tin cảnh báo này. Nguyên do là một số ngư dân vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc đăng ký sử dụng tần số; Một số người cố ý làm trái quy định vì sợ khai báo tần số sẽ lộ ngư trường khai thác của mình.

Theo quy định của Cục Tần số, các thiết bị phát sóng vô tuyến điện liên lạc tầm gần đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần C (từ 26,96 MHz - 27,41 MHz) thuộc loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện.

Tất cả tàu thuyền đánh bắt xa bờ lắp máy có công suất 90 sức ngựa trở lên, phải lắp máy thông tin liên lạc tầm xa và phải liên lạc hai chiều với đất liền. Các tàu cá có trang bị thiết bị phát sóng vô tuyến điện sử dụng băng tần HF liên lạc tầm xa (phổ biến là các loại máy ICOM) đều phải đăng ký xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên bờ, để có thể liên lạc được với phương tiện nghề cá trên biển, chủ phương tiện phải đến các cơ quan chức năng làm thủ tục để được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Hiện nay, quá trình và thủ tục xin cấp giấy phép đã đơn giản rất nhiều. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện trên phương tiện nghề cá gồm: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu cá do Chi cục Nguồn lợi thủy sản cấp; Bản khai và đơn xin cấp giấy phép; Bản sao CMND của chủ phương tiện nghề cá.

Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật khai thác thiết bị

Sau khi được cấp giấy phép, khi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện để liên lạc giữa tàu cá hoạt động ở các vùng biển, ngư dân phải thực hiện đúng các điều kiện kỹ thuật, khai thác.

Các thiết bị phát sóng sử dụng băng tần HF liên lạc tầm xa chỉ được sử dụng các tần số được quy định trong giấy phép để liên lạc với các phương tiện nghề cá khác và với các đài bờ.

Với các tàu cá sử dụng băng tần C (từ 26,96 MHz - 27,41MHz), trong trường hợp khẩn cấp, gây nguy hiểm đến tính mạng và phương tiện trên biển, ngoài việc sử dụng kênh 9 dành riêng phục vụ an toàn cứu nạn (27,065MHz), các chủ phương tiện nghề cá khi gửi thông tin hoặc tín hiệu cấp cứu còn có thể phát sóng để thu hút sự chú ý trên bất cứ kênh nào trong bảng phân kênh tần số, để tàu gần nhất có thể trợ giúp và chờ tàu cứu nạn đến cứu. Kênh gọi chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa một phút. Tàu gọi xưng tên mình và gọi tên của tàu được gọi hoặc đài được gọi (lặp lại ba lần) trên kênh gọi. Ngay sau khi nhận được tín hiệu trả lời của tàu được gọi (đài được gọi), tàu gọi chủ động chỉ định kênh liên lạc để hai bên cùng chuyển sang làm việc ở kênh liên lạc, không được liên lạc ở kênh gọi. Trong quá trình làm việc, nếu bị nhiễu do đài khác gây ra, có thể chuyển đổi sang kênh liên lạc khác để tránh nhiễu. Kênh liên lạc chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 5 phút, trường hợp phải kéo dài thời gian thì sau khi liên lạc được 5 phút phải tạm ngừng 1 phút rồi mới tiếp tục liên lạc.

Bên cạnh đó, ngư dân cần ghi nhớ hai tần số 7906 và 7903kHz của hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam. Đây là hai tần số ngư dân có thể sử dụng mà không cần đăng kí trước...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.