Y tế

Đau mắt đỏ lan tới Đồng Nai, hơn 10.000 trẻ em dưới năm tuổi mắc

19/09/2023, 17:26

Tính đến nay Đồng Nai có hơn 18.000 ca mắc bệnh đau mắt đỏ, trong đó có khoảng hơn 10.000 ca là trẻ em dưới năm tuổi.

Ngày 19/9, theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, từ báo cáo của 17 bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh, đến nay Đồng Nai ghi nhận hơn 18.000 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ. Còn một số cơ sở y tế khác chưa báo cáo số liệu nên chưa thể thống kê toàn bộ.

Đồng Nai: Hơn 10.000 trẻ em dưới năm tuổi bị bệnh đau mắt đỏ - Ảnh 1.

Trẻ em là đối tượng mắc bệnh đau mắt đỏ chiếm tỷ lệ cao tại Đồng Nai.

Ngành y tế cũng nêu rõ, số bệnh nhân từ 0-5 tuổi mắc bệnh đau mắt đỏ nhiều nhất, chiếm 58% (hơn 10.500 ca). Học sinh tiểu học và THCS mắc bệnh đau mắt đỏ chiếm 41,6%, còn lại là người từ 15 tuổi trở lên.

Trong số 17 cơ sở y tế có báo cáo thì Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai là nơi tiếp nhận và điều trị cho số bệnh nhân bị đau mắt đỏ nhiều nhất với hơn 8.000 ca. Tiếp đến là Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất với hơn 3.500 ca; Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ hơn 1.000 ca.

Clip: Bệnh viện tại Đồng Nai liên tục có người đến khám điều trị bệnh đau mắt đỏ

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây dịch bệnh đau mắt đỏ là do virus và bệnh đau mắt đỏ lành tính nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nặng nề, làm giảm thị lực của người bệnh nếu không biết cách điều trị và chăm sóc mắt tốt.

Biểu hiện đặc trưng của đau mắt đỏ là đỏ mắt, sưng mắt, chảy rỉ ghèn. Một số trường hợp nặng có giả mạc đóng gây khó mở mắt.

Đồng Nai: Hơn 10.000 trẻ em dưới năm tuổi bị bệnh đau mắt đỏ - Ảnh 3.

Số lượng ca mắc bệnh đau mắt đỏ ở Đồng Nai là hơn 18.000 ca.

Được biết đến nay toàn tỉnh Đồng Nai không ghi nhận ca tử vong. Các bác sĩ khuyến cáo, dù là bệnh lành tính, nhưng đau mắt đỏ lây lan nhanh. Do đó, cả người mắc bệnh hay lành bệnh đều cần vệ sinh kỹ như rửa tay thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý và dùng khăn riêng.

Khi mắc bệnh, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt, tự điều trị. Điều này là rất nguy hiểm vì bệnh nhân có thể bị bệnh nặng hơn nếu nhỏ thuốc chứa Corticoid không có sự hướng dẫn của bác sĩ; từ đó, làm bệnh lâu lành, ảnh hưởng đến giác mạc về lâu dài.

Cần làm gì đề phòng lây đau mắt đỏ cho người khác?Cần làm gì đề phòng lây đau mắt đỏ cho người khác?

Để phòng lây truyền bệnh, người mắc đau mắt đỏ cần lưu ý: Nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây cho người khác...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.