1. Không muốn tạo gánh nặng cho tim – đừng ăn quá no
Người ta thường nói rằng, nếu bạn ăn đủ chất, cơ thể sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều lại gây “tác dụng ngược”
Jiang Xinghua, bác sĩ trưởng khoa tim mạch của bệnh viện trực thuộc Đại học Nam Xương (Trung Quốc) cho rằng, ăn quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu protein và chất béo, rất khó tiêu hóa, khiến bụng căng tức và khó chịu, đồng thời vị trí của cơ hoành bị nâng lên làm hạn chế sự co bóp và thư giãn bình thường của tim, làm tăng gánh nặng cho tim.
Khi tiêu hóa thức ăn, máu của toàn bộ cơ thể dồn về ống tiêu hóa khiến lượng máu cung cấp cho mạch vành càng không đủ, dễ gây ra những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cấp, nguy hiểm đến tính mạng.
2. Không muốn thận hư – ít uống canh hầm
Thời gian ninh quá lâu khiến hàm lượng purin trong các món canh hầm rất cao. Hấp thụ nhiều purin dễ dẫn đến tăng acid uric máu, acid uric máu tăng cao không chỉ gây ra cơn gút cấp mà còn gây tổn thương thận và tim mạch.
Ngoài ra, nước hầm thường rất giàu chất đạm, uống nhiều dễ làm tăng gánh nặng cho thận.
3. Không muốn ung thư phổi - đừng hút thuốc
Zhi Xiuyi, bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện Xuanwu (Trung Quốc) cho biết, hút thuốc là yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư phổi cao.
Các vấn đề về phổi hoặc các bệnh mãn tính khác do hút thuốc có thể không xuất hiện cho đến 20 hoặc 30 năm sau khi hút thuốc nhiều.
Hội nghị thường niên về ung thư học lâm sàng (Mỹ) nhấn mạnh rằng, hút thuốc có liên quan mật thiết đến ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào vảy. Hơn 80% trường hợp tử vong do ung thư phổi là vì hút thuốc lá.
4. Không muốn hại gan - đừng tự ý uống thuốc
Gan đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là giải độc cho cơ thể con người, việc tự ý dùng các loại thuốc không cần thiết mà không có lời khuyên của bác sĩ tương đương với việc cho gan làm thêm những nhiệm vụ giải độc không cần thiết và tăng gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
5. Không muốn đầu gối bị lão hóa sớm – tránh đi bộ quá nhiều
Đi bộ là một bài tập tốt. Tuy nhiên, đi bộ quá nhiều có thể làm tổn thương đầu gối của bạn.
Sụn chêm của người trung niên và cao tuổi bị thương nhiều nhất khi đi bộ lâu. Sự ma sát liên tục của sụn dễ gây viêm, phù nề và ảnh hưởng đến xương khớp.
6. Không muốn loãng xương - hạn chế đồ uống có ga
Vào tháng 4 năm 2022, Jia Shuaijun, phó trưởng khoa chỉnh hình của Bệnh viện ở Thiểm Tây (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, uống đồ uống có ga trong thời gian dài sẽ dẫn đến mất một lượng lớn canxi trong cơ thể, gây loãng xương. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của xương, hãy tránh uống những đồ uống này.
7. Không muốn lão hóa da – tránh thức khuya
Thức khuya là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến lão hóa da. Nếu ban đêm da không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến máu lưu thông kém, lâu ngày sẽ rối loạn nội tiết, da mất đi độ ẩm.
Thức khuya cũng dễ gặp các vấn đề như da xỉn màu, quầng thâm, bọng mắt và nếp nhăn.
8. Không muốn làm hỏng nhu động ruột - cần vận động nhiều
Ngày càng có nhiều người quen với việc ngồi trước máy tính trong thời gian dài, dễ gây ung thư ruột kết và kích thích niêm mạc ruột.
Cộng với lưu thông máu kém trong khoang bụng, xương chậu và vùng bụng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của hàng rào miễn dịch ruột, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
9. Không muốn tăng sản vú - bớt tức giận
Khi phụ nữ ở trong các trạng thái cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng và hồi hộp trong thời gian dài, chức năng của buồng trứng sẽ bị ức chế, và progesterone giảm, dẫn đến tăng sản vú.
10. Không muốn làm tổn thương bàng quang – đừng nhịn tiểu
Thường xuyên nhịn tiểu có nhiều khả năng bị viêm bàng quang.
Việc kìm hãm nước tiểu sẽ khiến bàng quang đầy trong thời gian dài, điều này sẽ làm giảm độ đàn hồi của thành bàng quang và làm cho các chất baroreceptor trên bàng quang bị nhão.
Lúc này, lực co bóp của bàng quang đã giảm sẽ dẫn đến lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu sẽ tăng lên và xảy ra hiện tượng bí tiểu.
Số lần đi tiểu giảm, chất thải chuyển hóa không kịp đào thải ra ngoài rất dễ gây viêm bàng quang, thậm chí là ung thư bàng quang.
Hơn nữa, áp lực trong bàng quang sẽ tăng lên khi kìm hãm nước tiểu, và vi khuẩn dễ dàng đi lên theo niệu quản, gây viêm bể thận.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận