Vải thổ cẩm, len cừu và trang phục truyền thống: Vải dệt tay của người Bhutan được đánh giá cao trên toàn thế giới, được sử dụng để làm trang phục truyền thống, đồ trang trí, khăn trải bàn, vỏ gối, túi xách và thảm… |
Đông trùng hạ thảo: Là một trong những vị thuốc quý của y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo Bhutan được coi là mặt hàng đắt đỏ nhất tại quốc gia này bởi sự quý hiếm và công dụng của nó. |
Đây là loại đông dược được khai thác rất hạn chế và chỉ những con đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên trong môi trường dãy núi Himalaya gần cao nguyên Tây Tạng mới có giá trị sử dụng cao hơn. |
Bơ Yak và phô mai hữu cơ: Một trong những đặc sản bạn thường thấy khi ghé thăm các khu chợ truyền thống ở Bhutan là bơ và pho mát làm từ sữa Yak, chúng có màu vàng tự nhiên, mùi vị đặc trưng, thường được bán tươi hoặc ở dạng khối được phơi khô và treo thành chuỗi. |
Mứt hữu cơ: Nhiều loại mứt trái cây hữu cơ của Bhutan cũng là một món quà lưu niệm tuyệt vời được du khách yêu thích. Tại quận Bumthang, du khách có thể tìm thấy những loại mứt này ngay trong một số khách sạn với nhiều lựa chọn hương vị, từ cam, dâu đến đào và mận. |
Tinh dầu sả Bhutan: Bên cạnh những sản phẩm nổi tiếng khác thì bộ sản phẩm làm từ tinh dầu sả Bhutan cũng là một món quà được nhiều người lựa chọn để làm quà lưu niệm. |
Gạo đỏ Bhutan có nguồn gốc từ gạo đỏ của Nhật Bản. Khi nấu chín, cơm sẽ có màu hồng nhạt, mềm và hơi dính. Gạo đỏ được đánh giá cao vì chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe (như magie, mangan, molypden, phốt pho…) và không chứa gluten, phù hợp với người ăn chay. |
Xà phòng hữu cơ: Hầu hết xà phòng của người Bhutan đều là sản phẩm hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên, rất an toàn cho da. Các thanh xà phòng được gói trong giấy deshog truyền thống, được cắt và đóng gói hoàn toàn bằng tay. |
Thông thường xà phòng của người Bhutan có thành phần chính từ mù tạt, sáp ong, tinh dầu sả và cây xô thơm, hoặc đôi khi thêm nghệ và gừng để khử trùng, chăm sóc da và tạo hương thơm giúp cơ thể thư giãn. |
Ẩm thực Bhutan lấy vị cay làm hương vị chính và các món ăn truyền thống ở đây có rất nhiều ớt bột hoặc ớt xay khô. Hầu hết mọi gia đình ở Bhutan thường treo những dây ớt (ristras) lên tường trắng của họ để phơi khô sau khi thu hoạch. |
Mật ong hữu cơ: Mật ong Bhutan hữu cơ được thu hoạch hai lần một năm ở huyện Bumthang - thủ phủ của ngành nuôi ong, một vào tháng 7 và một vào tháng 9. Mùa thu hoạch tháng 7 cho mật ong có hương hoa, trong khi mùa thu hoạch tháng 9 cho mật ong có vị kiều mạch. |
Ở Bhutan, có hai loại mật ong phổ biến: Mật ong đóng chai có tem thương hiệu Bumthang Honey của nhà nước và mật ong địa phương. |
Thủ công mỹ nghệ truyền thống: Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, người dân Bhutan đã tận dụng các nguyên liệu như tre, mây để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như giỏ, túi, ghế… và bán cho khách du lịch như một cách để kiếm thêm thu nhập. |
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác bao gồm mặt nạ gỗ, cốc, chén, thìa và bát (Shag Zo), vòng tay, vòng cổ làm bằng đá và kim loại quý (Troe Ko) và các đồ tâm linh như tượng Phật bằng đồng (Lug-Zo)... |
Yathra: Là một loại vải có màu sắc rực rỡ được làm từ len cừu và được nhuộm bằng màu sắc tự nhiên. Nó được bán thành từng mảnh hoặc được may thành áo khoác, túi xách, thảm hay tranh treo tường. |
Yathra có thể dễ dàng tìm thấy ở các chợ truyền thống ở Thimphu, Paro và Punakha. Theo người dân địa phương, vải Yathra dệt ở Bumthang là một trong những loại vải tốt nhất ở Bhutan. |
Dappa: Chúng là những chiếc cốc gỗ được làm thủ công. Hai phần của Dappa thường được thiết kế khít với nhau để người dùng có thể dùng để đựng thức ăn (giống như hai chiếc cốc úp vào nhau). Nhờ đó, Dappa có thể giữ thức ăn kín và không bị đổ ra ngoài. |
Người dân Bhutan sử dụng Dappa như một bộ dụng cụ để đựng thức ăn khi đi học, đi làm, dã ngoại,… Bên cạnh đó, loại cốc này còn được dùng để làm cả salad và bánh quy. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận