1. Khu di tích đền Hùng
Điểm du lịch nổi tiếng nhất Phú Thọ chính là khu di tích đền Hùng, tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc bao gồm đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng.
2. Bảo tàng Hùng Vương
Nằm ngay trung tâm thành phố Việt Trì, bảo tàng Hùng Vương được ví như một “cuốn sử bằng hiện vật” thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu các giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tổ.
3. Đồi chè Long Cốc
Những đồi chè xanh mướt, trùng trùng điệp điệp, cung đường quanh co nối liền bên sườn đồi tạo nên vẻ đẹp huyền bí khiến bất cứ ai có dịp ghé chơi cũng ngỡ ngàng.
Đến đây, bạn sẽ được đắm mình trong không gian yên tĩnh, không khí mát lành cùng hương gió vấn vương vị thơm thơm, chát chát đặc trưng của chè Long Cốc.
4. Đền Quốc mẫu Âu Cơ
Để tri ơn công đức Tổ Mẫu Âu Cơ, cách đây hơn 500 năm, thế kỷ thứ XV thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương - huyện Hạ Hoà. Đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991.
5. Công viên Văn Lang
Công viên Văn Lang không chỉ tô đẹp cho thành phố mà còn thể hiện những nét độc đáo của văn hóa truyền thống vùng đất Tổ, với rất nhiều yếu tố biểu tượng truyền thống độc đáo của thời Hùng Vương.
6. Miếu Lãi Lèn
Miếu Lãi Lèn được coi là nơi phát tích của làn điệu Hát Xoan có từ thời đại Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hoá phi vật thể, niềm tự hào của người dân Phú Thọ.
1. Thịt chua Thanh Sơn
Thịt chua Thanh Sơn là một đăc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Nó vừa có vị ngọt vừa thơm lại vừa miệng, thường ăn thịt kèm với các loại lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm... chấm với tương ớt.
2. Cọ ỏm
Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 - 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn.
3. Bưởi Đoan Hùng
Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất sẽ khiến người ăn cảm nhận vị bưởi đang tan vào tận ruột gan, da thịt.
4. Rêu đá
Rêu được người Mường lấy về từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt.
5. Xáo chuối Lâm Thao
Món xáo chuối xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ,… Xáo chuối ăn ngon nhất khi còn nóng, có mùi thơm lừng từ riềng tỏa ra, vị ngọt của tương, chuối, xương và của tiết lợn.
6. Bánh tai
Bánh có hình dáng giống chiếc tai heo nên còn gọi là bánh tai.
Bánh tai được chế biến bằng nguyên liệu rất đơn giản, chỉ gồm thịt lợn, gạo tẻ, gia vị nêm nếm khác. Gạo được xay mịn rồi nhào thành bột mềm, thịt băm nhỏ cùng gia vị bọc trong gạo rồi hấp lên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận