Xã hội

Dịch Covid-19 ngày 30/1: Cả nước có 13.694 ca nhiễm mới, 121 ca tử vong

Dịch Covid-19 ngày 30/1: Cả nước ghi nhận 13.694 ca nhiễm mới, 8.196 ca trong cộng đồng và 121 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 29/01 đến 16h ngày 30/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.694 ca nhiễm mới, trong đó 38 ca nhập cảnh và 13.656 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.444 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.196 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.924), Đà Nẵng (876), Bắc Ninh (803), Hải Phòng (647), Phú Thọ (545), Nam Định (509), Thanh Hóa (505), Quảng Nam (480), Bình Định (360), Hưng Yên (354), Nghệ An (308), Hòa Bình (301), Hải Dương (277), Bắc Giang (269), Vĩnh Phúc (261), Thái Bình (257), Quảng Ninh (235), Bình Phước (228), Thừa Thiên Huế (224), Ninh Bình (187), Lâm Đồng (185), Phú Yên (178), Hà Nam (157), Thái Nguyên (157), TP. Hồ Chí Minh (148), Lào Cai (145), Đắk Nông (143), Quảng Bình (142), Bắc Kạn (112), Tây Ninh (106), Hà Giang (103), Sơn La (97), Quảng Trị (97), Đắk Lắk (93), Bến Tre (92), Cà Mau (92), Tuyên Quang (90), Kiên Giang (85), Quảng Ngãi (82), Yên Bái (82), Khánh Hòa (72), Bình Thuận (64), Bà Rịa - Vũng Tàu (58), Vĩnh Long (55), Gia Lai (52), Hà Tĩnh (46), Bạc Liêu (44), Trà Vinh (38), Bình Dương (35), Long An (32), Tiền Giang (31), Cao Bằng (30), Hậu Giang (26), Cần Thơ (24), Lai Châu (22), Đồng Nai (22), Sóc Trăng (20), Điện Biên (17), An Giang (13), Đồng Tháp (10), Ninh Thuận (9).

img

Cả nước ghi nhận 13.694 ca nhiễm mới, 8.196 ca trong cộng đồng và 121 ca tử vong. (Ảnh minh hoạ)

Ngày 30/01/2022, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 12.084 ca và Sở Y tế Bến Tre đăng ký bổ sung 3.988 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Bắc Ninh và Bến Tre. -

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thanh Hóa (-227), Bắc Ninh (-189), Đắk Lắk (-178).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (+178), Phú Thọ (+148), Hà Nội (+118).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.030 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 184 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.263.053 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.929 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.256.071 ca, trong đó có 2.014.798 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.726), Bình Dương (292.858), Hà Nội (128.790), Đồng Nai (99.881), Tây Ninh (88.068).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 55.018 ca - Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.017.615 ca Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.840 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.651 ca. Thở ô xy dòng cao HFNC: 543 ca. Thở máy không xâm lấn: 148 ca. Thở máy xâm lấn: 479 ca. ECMO: 19 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 29/01 đến 17h30 ngày 30/01 ghi nhận 121 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (5) trong đó có 1 ca từ Tiền Giang chuyển đến. + Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (22), Đồng Nai (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 ), Tiền Giang (8 ), Kiên Giang (7), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Hải Phòng (5), Bến Tre (4), Cần Thơ (4), Bạc Liêu (3), Bắc Ninh (3), Bình Dương (3), Đà Nẵng (3), Hậu Giang (3), An Giang (2), Bình Phước (2), Nam Định (2), Sóc Trăng (2), Bình Định (1), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Hải Dương (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Thọ (1), Quảng Trị (1), Thừa Thiên Huế (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 136 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.668 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN). Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.183.057 mẫu tương đương 77.167.650 lượt người, tăng 22.337 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 29/01 có 223.939 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.118.415 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.055.543 liều.

img

Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân

Giảm thời gian cách ly đối với F0 điều trị tại nhà

Bộ Y tế vừa có Quyết định 250/QĐ-BYT về việc "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó. Tại hướng dẫn mới nhất này, Bộ Y tế đã bổ sung tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà.

Theo đó, người bệnh Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà.

Cách ly, điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc-xin.

Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Cũng theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, có 5 mức phân loại bệnh đối với người mắc Covid-19, trong đó Bộ Y tế đã đưa nhóm F0 không triệu chứng vào mức đầu tiên.

Theo đó, F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 96% khi thở khí trời.

Hướng dẫn này cũng quy định cụ thể hơn các trường hợp cho người mắc Covid-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị như sau:

Đối với người bệnh Covid-19

Thời gian cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị ít nhất 5 ngày, giảm các triệu chứng lâm sàng, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt)... trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên và có kết quả test PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện.

Ngược lại sẽ phải tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

Sau khi ra viện, tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì báo ngay cho y tế và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

Đối với người bệnh Covid-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo

Cách ly, điều trị tại cơ sở cách ly, điều trị ít nhất 5 ngày, sau khi đỡ, giảm nhiều triệu chứng lâm sàng của Covid-19 và hết sốt từ 3 ngày trở lên và test PCR âm tính hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở/khoa khác điều trị bệnh kèm theo hoặc bệnh nền (nếu cần) để tiếp tục điều trị và theo dõi.

Nếu xét nghiệm PCR dương tính hoặc test nhanh còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày.

Đối với người bệnh Covid-19 điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực khỏi Covid-19, trong tình trạng nặng, nguy kịch do bệnh lý khác

Đã cách ly, điều trị Covid-19 tối thiểu 14 ngày và kết quả xét nghiệm bằng PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi Covid-19.

Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị...

Theo quy định cũ tại Quyết định 4689/QĐ-BYT chỉ nêu điều kiện xuất viện với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị và các trường hợp có triệu chứng lâm sàng.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 2.233.287 ca mắc Covid-19, trong đó 1.962.597 trường hợp đã khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.547 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Đợt dịch thứ 4, Việt Nam có 2.226.343 ca nhiễm

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.226.343 ca, trong đó có 1.959.780 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.547 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 30/1/2022.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.233.287 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.628 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.226.343 ca, trong đó có 1.959.780 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.578), Bình Dương (292.823), Hà Nội (125.866), Đồng Nai (99.859), Tây Ninh (87.962).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 12.353 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.962.597 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.869 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 28/01 đến 17h30 ngày 29/01 ghi nhận 115 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (5) trong đó có 3 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Đồng Tháp (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (27), Kiên Giang (11 ca trong 02 ngày), Cần Thơ (8 ), Tiền Giang (7), Đồng Tháp (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), Hải Phòng (4), An Giang (4), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), Khánh Hoà (3), Đà Nẵng (3), Nam Định (2), Bình Thuận (2), Long An (2), Bến Tre (2), Trà Vinh (2), Lào Cai (2), Gia Lai (1), Đắk Lắk (1), Đắk Nông (1), Hải Dương (1), Hà Giang (1), Yên Bái (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Vĩnh Long (1), Hậu Giang (1), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 136 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.547 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Các địa phương căn cứ cấp độ dịch, sớm đưa học sinh trở lại trường

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ vào việc đánh giá cấp độ dịch của địa phương để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, lộ trình sớm đưa học sinh trở lại trường.

img

Giáo viên và học sinh trường THCS Gò Đen, huyện Bến Lức, Long An. (Ảnh: Đức HạnhTTXVN).

Theo Bộ Y tế, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trong đó có hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào việc đánh giá cấp độ dịch của địa phương (đến tận địa bàn cấp xã) để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể sớm đưa học sinh trở lại trường để tổ chức dạy học trực tiếp.

Sở GD&ĐT, Sở Y tế, các sở, ngành liên quan và UBND các cấp khẩn trương xây dựng các phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể và tổ chức diễn tập xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức dạy, học trực tiếp; hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở giáo dục phải có các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn, quy định về "Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19" của Bộ GD&ĐT.

Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế khẩn trương triển khai các hoạt động tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, hiệu trưởng và giáo viên về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Sở GD&ĐT, Sở Y tế và UBND các cấp thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các tiêu chí bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường học theo hướng dẫn tại Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ GD&ĐT và các văn bản khác có liên quan của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế.

Hướng dẫn mới nhất về liều tiêm bổ sung và nhắc lại vắc-xin Moderna

Theo Bộ Y tế, người tiêm liều bổ sung bằng vắc-xin Moderna sẽ sử dụng liều 0,5 ml; người tiêm liều nhắc lại dùng liều 0,25 ml, tức là 1/2 liều cơ bản.

img

Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho người dân.

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới về việc tiêm vắc-xin Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, Bộ Y tế cho biết người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin Sinopharm thì có thể tiêm liều bổ sung và nhắc lại bằng vắc-xin AstraZeneca

Đối với liều dùng vắc-xin Moderna sản xuất, người tiêm liều bổ sung thì sử dụng liều là 0,5 ml; Còn với người tiêm liều nhắc lại (người đã tiêm 2 mũi trước đó bằng bất cứ loại vắc-xin gì), liều dùng là 0,25ml (tức là 1/2 liều cơ bản).

Bộ Y tế đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được giao nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.

Trước đó, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế có hướng dẫn về tiêm vắc-xin Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại.

Theo đó đối tượng được tiêm liều bổ sung vắc-xin Covid-19 là người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc-xin) bao gồm: Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...; Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin của hãng Sinopharm hoặc vắc-xin Sputnik V.

Việc tiêm 1 mũi bổ sung được thực hiện sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng. Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

Với liều nhắc lại, đối tượng gồm người từ 18 tuồi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế. Tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản...

Việc tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại, theo Bộ Y tế là để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Đến chiều 29/1, nước ta đã tiêm hơn 180,8 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó tiêm mũi 2 là hơn 74 triệu liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) gần 27,4 triệu liều.

Từ ngày 29/1, cũng là ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, cả nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc-xin thần tốc mùa Xuân năm 2022 theo phát động của Thủ tướng Chính phủ.

Các lực lượng sẽ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ các đối tượng được chỉ định.

Theo mục tiêu, hết tháng, sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 12-17 tuổi; trong quý 1/2022, hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định.

Nghệ An phát hiện 245 ca mắc, 136 ca không có triệu chứng

Trong thời gian ngắn, qua test nhanh, lực lượng chức năng đã phát hiện 245 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 136 ca không có triệu chứng.

img

Lực lượng chức năng lấy mẫu test nhanh trong cộng đồng cho người dân.

Tối 29/1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 29/1), tỉnh Nghệ An ghi nhận 245 ca mắc Covid-19 mới tại 18 địa phương (huyện Thanh Chương: 56, huyện Yên Thành: 28, TP Vinh: 26, huyện Đô Lương: 19, huyện Quỳnh Lưu: 18, huyện Nghĩa Đàn: 14, huyện Anh Sơn: 13, huyện Nghi Lộc: 12, huyện Diễn Châu: 10, huyện Nam Đàn: 9, huyện Quỳ Hợp: 9, huyện Hưng Nguyên: 8, huyện Con Cuông: 7, thị xã (TX) Hoàng Mai: 5, huyện Tân Kỳ: 4, huyện Kỳ Sơn: 3, huyện Quế Phong: 2, TX Cửa Lò: 2).

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong số 245 ca mắc Covid-19 tại Nghệ An trong 12 giờ qua có 26 ca cộng đồng tại 10 địa phương (TP Vinh: 10, Quỳnh Lưu: 4, Hưng Nguyên: 4, Cửa Lò: 2, Diễn Châu: 1, Đô Lương: 1, Nam Đàn: 1, Nghi Lộc: 1, Nghĩa Đàn: 1, Yên Thành: 1). Số còn lại 219 ca đã được cách ly từ trước (138 ca là F1, 81 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).

Được biết, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An thì trong tổng số 245 ca mắc Covid-19 mới tại Nghệ An, qua thống kê có 109 ca có triệu chứng, 136 ca không có triệu chứng.

Trước đó, từ 18 giờ ngày 28-1 đến 6 giờ ngày 29-1, tỉnh Nghệ An ghi nhận 87 ca mắc Covid-19 mới tại 11 địa phương. Như vậy, trong 24 giờ qua, tại Nghệ An ghi nhân thêm 332 ca mắc Covid-19 mới.

Tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 13.865 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 1.969, huyện Quỳnh Lưu: 1.451, huyện Nghi Lộc: 980, huyện Thanh Chương: 917, huyện Diễn Châu: 858, TX Hoàng Mai: 784, huyện Yên Thành: 778, huyện Đô Lương: 674, huyện Quế Phong: 646, huyện Quỳ Châu: 591, huyện Nam Đàn: 549, huyện Quỳ Hợp: 525, huyện Tân Kỳ: 473, huyện Kỳ Sơn: 461, huyện Nghĩa Đàn: 449, huyện Con Cuông: 443, huyện Hưng Nguyên: 422, huyện Cửa Lò: 258, huyện Tương Dương: 256, TX Thái Hòa: 189, huyện Anh Sơn: 192... Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 11.448 người, số bệnh nhân tử vong: 39 người, bệnh nhân hiện đang điều trị: 2.378 người.

Nga lần đầu vượt mốc 100.000 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ

Số ca mắc mới COVID-19 của Nga vượt mốc 100.000 ca lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.

img

Một bệnh nhân COVID-19 được điều trị ở Volgograd (Nga) ngày 26/1. Ảnh: Reuters.

Ngày 29/1, Nga ghi nhận thêm 113.122 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở nước này kể từ đầu đại dịch lên 11,6 triệu ca.

Đây là lần đầu tiên Nga vượt mốc 100.000 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ. Con số này cao gần gấp đôi một tuần trước đó (hơn 57.000 ca ngày 22/1). Đáng chú ý, Nga đã có 9 ngày liên tiếp lập kỷ lục số ca mắc mới COVID-19 (từ 21/1).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Omicron. Đến thời điểm hiện tại, biến thể Omicron đã xuất hiện tại 78 khu vực của Nga. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm biến thể Delta đã giảm xuống còn 47,9%, trong khi số ca bệnh nhiễm Omicron và các chủng khác tăng lên tới 52,1%.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Yevgeny Timakov nhận định làn sóng dịch mới nhất của Nga có thể đạt đỉnh vào tháng 2. Cũng theo ông Timakov, số ca bệnh trên thực tế có thể cao hơn thống kê, vì biến thể Omicron chỉ gây ra triệu chứng nhẹ ở những người đã tiêm vắc xin hoặc từng mắc COVID-19 trước đó, nên nhiều người chủ quan không đi xét nghiệm.

Phát biểu hôm 27/1, người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov cho biết không thể ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, nhưng cơ quan chức năng sẽ giám sát chặt chẽ tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và năng lực của các cơ sở y tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.