Photo

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam

10/04/2024, 08:33

Sau hơn 10 tháng thi công, nút giao cao tốc đa tầng trị giá 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam đã dần hoàn thiện hệ thống đường nhánh 2 bên cao tốc để chuyển sang giai đoạn làm hầm.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 1.

Nút giao Phú Thứ (TP Phủ Lý, Hà Nam) là 1 trong 5 nút giao cao tốc qua tỉnh này đang được đầu tư xây dựng. Nút giao Phú Thứ được thiết kế, xây dựng dạng nút giao liên thông 3 tầng.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 2.

Tầng 1 xây dựng hầm trên cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với 6 làn xe được thiết kế vận tốc 120km/h; Tầng 2 xây dựng đảo xuyến bán kính 40m bao gồm 4 nhánh tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h; tuyến đường bên Vành đai 5, thiết kế với vận tốc 60km/h; Tầng 3 cầu vượt của đường Vành đai 5 vùng Thủ đô bên trên đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 3.

Tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.400 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương. Đơn vị thi công là Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính. Dự án khởi công từ tháng 5/2023, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 4.

Kỹ sư Hồ Minh Hạnh - Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu Vinaconex cho biết: "Sau hơn 10 tháng thi công, hiện phần đường 2 bên đã cơ bản xong nền và móng. Chúng tôi đang tập trung thi công hoàn thiện cấp phối đá dăm lớp 2 và thảm bê tông nhựa. Từ 4/4 đến nay, đơn vị đã thảm được 1km trong tổng số 4km chiều dài tuyến. Đồng thời, thực hiện các thủ tục để nắn dòng phương tiện trên tuyến chính cao tốc Bắc Nam, đoạn Cầu Giẽ - Ninh Bình. Dự kiến đầu tháng 6, hệ thống đường 2 bên hoàn thiện đơn vị sẽ điều tiết giao thông, sau đó thi công hầm. Tổng giá trị sản lượng thi công của đơn vị đến nay ước đạt 200/597 tỷ đồng, cơ bản đạt tiến độ đề ra".

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 5.

Trên công trường, Vinaconex bố trí khoảng 150 kỹ sư công nhân, chia làm 6 mũi thi công và làm 3 ca liên tục, trong phạm vi công trường dài hơn 2km hai bên cao tốc.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 6.

Kỹ sư Đặng Xuân Đại – Chỉ huy trưởng công trường nhà thầu Trung Chính cho biết: "Do phần việc của Trung Chính là làm hầm cao tốc nên hầu hết phải chờ sau khi thông đường nhánh và phân lưu phương tiện thì mới có công địa để làm. Ngoài ra, chúng tôi đảm nhận hơn 1km đường kết nối tuyến Vành đai 5 về thành phố Phủ Lý. Theo thiết kế sẽ sử dụng cát từ đào nền cao tốc nên cũng phải chờ qua tháng 6 khi Vinaconex làm xong đường nhánh và phân lưu xe sang đó".

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 7.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 8.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 9.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 10.

Tuy nhiên, không chấp nhận ngồi không, nhà thầu Trung Chính đã huy động trước máy móc thiết bị chuẩn bị giai đoạn 2. Cùng đó, cho làm trước hệ thống thoát nước, tường chắn và cầu tạm vượt đường nhánh... đảm bảo khi có công địa là bắt tay vào thi công hầm được luôn.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 11.

Theo kỹ sư Hạnh, cái khó của dự án là đòi hỏi kỹ thuật thi công cao, công địa thi công chật hẹp. Trong khi đó, điều kiện thời tiết bất lợi: "Năm nay mưa nhiều bất thường, cộng với phải thi công ở tuyến cao tốc có mật độ xe lưu thông thuộc vào hàng cao nhất Việt Nam nên làm gì cũng khó. Đó là chưa kể giá vật liệu thị trường luôn cao hơn công bố giá liên sở từ 30 – 40%. Hiện chúng tôi đã kiến nghị chủ đầu tư và ngành chức năng liên quan của tỉnh Hà Nam sớm có biện pháp tháo gỡ".

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 12.

Do công tác tổ chức thi công bài bản và khoa học, nên không làm ảnh hưởng đến các phương tiện đang lưu thông trên cao tốc.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 13.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 14.

Vừa chuyển từ Dự án cao tốc đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 về thi công dự án này từ ngày 14/3, lái lu Nguyễn Hữu Luyện (27 tuổi, quê Nghi Sơn, Thanh Hóa) cho biết: "Để đảm bảo tiến độ, chúng tôi được yêu cầu làm 12 tiếng/ngày đêm. Công việc tuy vất vả nhưng công ty trả lương cao và đều đặn". Lương lái lu như mỗi tháng được trả 12 triệu đồng, chưa kể các khoản thưởng và phụ cấp.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 15.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 16.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 17.

Ông Chu Thế Chanh (51 tuổi, người Hà Nam) được thuê làm công nhân cho dự án ngay từ thời điểm khởi công cho biết: "Công việc chính của tôi giống như thợ phụ, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn như thế nào mình làm như vậy là được. Như hiện nay tôi được giao xúc base bù các vị trí lõm, hụt, để lu tạo mặt bằng".

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 18.

Vật liệu được nhà thầu tập kết trước về công trường, đảm bảo quá trình thi công không bị đứt đoạn.

Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 19.
Diện mạo mới Dự án nút giao cao tốc đa tầng 1.400 tỷ đồng ở Hà Nam- Ảnh 20.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam đánh giá: "Các nhà thầu tham gia dự án đã rất chủ động trong việc tổ chức công trường, tổ chức đảm bảo giao thông ở các vị trí thi công để không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện trên cao tốc. Tiến độ luôn đạt yêu cầu tỉnh, ban đặt ra. Giải ngân toàn dự án giai đoạn 1 đạt 500 tỷ đồng bao gồm cả tiền tạm ứng và giải phóng mặt bằng".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.