Những chú chó vuông: Đa số chúng ta đều thấy tạo hình này thật kỳ lạ, nhưng kiểu cắt lông đầu hình vuông hoàn hảo như thế này là hoàn toàn bình thường đối với những chú chó ở Đài Loan và Nhật Bản. |
Ăn trong nhà vệ sinh: Ở Đài Loan, có một nhà hàng tên là “Nhà vệ sinh hiện đại”. Mọi thứ trong nhà hàng đều theo chủ đề nhà vệ sinh, chỗ ngồi là nhà vệ sinh thật, đồ uống của bạn được phục vụ từ bồn tiểu mini, bàn có hình bồn cầu... |
Nhà hàng Robot: Nhà hàng Robot được mở tại khu giải trí về đêm Shinjuku ở Tokyo với đèn laze, robot, quán rượu, khiêu vũ, âm nhạc và thậm chí cả khủng long. |
Minh hôn: Minh hôn còn gọi là đám cưới ma, là sự kết duyên giữa hai người đã mất hoặc 1 người vừa mất và một người còn sống. Nhiều nơi ở Trung Quốc và Singapore tin rằng người đã mất rất cô đơn cho nên phải lấy cho họ một người vợ hoặc chồng. Cuộc hôn nhân này có thể là một người còn sống kết hôn với người chết và tiếp tục sống độc thân, hoặc làm một hình nhân bằng giấy và đốt cho người đã chết... |
Giữ trắng da: Ở nhiều nước châu Á, làm trắng và sáng da là một thói quen phổ biến của người dân. Để tránh bị rám nắng, nhiều người sẽ sử dụng mọi biện pháp để giữ gìn làn da trắng sáng của họ, ngay cả khi phải đeo mặt nạ trên bãi biển. |
Tóc mái hình trái tim: Trong vài năm trở lại đây, giới trẻ Hàn Quốc đang rầm rộ về xu hướng tóc haapmuhri, hay còn gọi là “tóc mái trái tim”. Xu hướng tóc mái hình trái tim của Hàn Quốc rất độc đáo và không giống với bất kỳ kiểu tóc mái phương Tây nào. |
Niềng răng: Ở Bắc Mỹ, hầu hết trẻ em ghét đeo niềng răng và không ngừng đếm ngược từng ngày cho đến khi được tháo ra. Ở một số nước Đông Nam Á, thanh thiếu niên đeo niềng răng được coi là để biểu thị địa vị xã hội của họ: giàu có và sành điệu. |
Kẹp mầm cây: Họ tự gọi mình là “đầu mọc mầm”, một cái tên được đặt cho những người thích dùng kẹp tóc hình mầm cây bằng nhựa trên đầu. Xu hướng này bắt đầu từ một hội cosplay hay từ một nhân vật trong phim hoạt hình Trung Quốc. |
Bảo tàng gấu bông: Châu Á là nơi có nhiều bảo tàng thú bông nhất. Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có những bảo tàng gấu bông khác nhau. |
Khách sạn con nhộng: Bắt nguồn từ cuối những năm 1970 ở Osaka, Nhật Bản, những khách sạn con nhộng này hiện đang mọc lên ở các quốc gia trên toàn châu Á, như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan. |
Ngủ trưa nơi công cộng: Người ta thường thấy người châu Á ngủ trên phương tiện công cộng, ghế đá công viên, trong giờ học, tại nơi làm việc, trong thư viện và trên đường phố. |
Chăm sóc da mặt bằng ốc sên: Các thẩm mỹ viện ở Đông Nam Á đã thực hiện cách chăm sóc da mặt bằng ốc sên từ nhiều năm nay. Đông Nam Á được biết đến là một trong những điểm đến spa hàng đầu thế giới, vì vậy các liệu pháp chăm sóc da mặt của họ rất tuyệt vời. |
Mặt nạ bong bóng: Từ năm ngoái, mặt nạ bong bóng Hàn Quốc hay còn gọi là mặt nạ dưỡng khí đã xuất hiện trên khắp các kênh mạng xã hội và nhanh chóng lan ra trong cộng đồng ưa làm đẹp trên khắp thế giới. |
Xiên que chiên giòn: Các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Campuchia thường có những món ăn đường phố kỳ lạ với xiên que từ nhiều loài vật khác nhau. Dù trông đáng sợ nhưng khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục đổ về những khu chợ đường phố để thử những món ăn này. |
Cánh đồng nghệ thuật: Những người nông dân ở Nhật Bản sử dụng sự điêu luyện của mình để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ngay trên cánh đồng trồng lúa. Họ đã sử dụng các loại lúa khác nhau để tạo ra màu sắc cho những bức tranh hoàn hảo. |
Cảnh sát ngỗng: Các cảnh sát ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc đã sử dụng ngỗng cho các hình thức hỗ trợ trong việc thực thi pháp luật. Theo các nhà chức trách, ngỗng được coi là có hiệu quả hơn chó vì có thị lực đặc biệt, hung dữ, thính giác tuyệt vời, cực kỳ cảnh giác và rất ồn ào. |
Móng tay dài: Ở Trung Quốc và Indonesia, người ta cho rằng móng tay dài là biểu hiện của sắc đẹp và sự giàu có. Phong tục này bắt nguồn từ các triều đại của Trung Quốc nhiều thế kỷ trước. |
Đường sắt Ấn Độ: Là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới, nên tất cả các hình thức giao thông công cộng ở Ấn Độ đều quá tải. Để tránh bị chậm trễ, hành khách ở Ấn Độ đã tìm kiếm mọi cách thay thế để đi làm. Ngồi trên nóc hoặc bám vào thành xe lửa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc tại đây. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận