Du lịch

Du khách sững sờ trước vẻ đẹp của 1 trong 4 cây cầu nổi tiếng nhất lịch sử cổ đại TQ

23/10/2021, 19:00

Trải qua nhiều lần hư hại và được sửa chữa, cây cầu này hiện nay có một vẻ đẹp tráng lệ pha lẫn cổ kính, được rất nhiều du khách yêu thích.

Trung Quốc nổi tiếng là quê hương của những cây cầu. Cho tới ngày nay, có không ít những cây cầu mái vòm xuất hiện từ thời nhà Hán, nhà Tuỳ vẫn còn được bảo tồn tốt. Đặc biệt vào thời nhà Tống, công nghệ làm cầu có thể nói đã đạt tới trình độ đỉnh cao, vô số những cây cầu có kết cấu độc đáo được xây dựng. Điển hình nhất phải kể đến cầu Guangji (Yểm Tế), được biết đến là 1 trong 4 câu cầu nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại.

img

Vào cuối nhà Đường, Triều Châu ở tỉnh Quảng Đông là nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Lúc này, một số lượng lớn gốm sứ được bán ra nước ngoài. Vào thời nhà Tống, giao thương đạt đến đỉnh cao, Triều Châu trở thành thành phố lớn thứ 2 ở Quảng Đông, chỉ sau Quảng Châu. Bến cảng ở đây trở thành con đường gốm sứ nổi tiếng.

img

Cầu Guangji là trung tâm giao thông quan trọng từ Quảng Đông đến Phúc Kiến và Chiết Giang, là 1 trong 8 danh lam thắng cảnh ở Triều Châu. Sau này, nơi đây trở thành địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng cấp quốc gia.

img

img

Vào tháng 3 hằng năm, nước sông dâng cao, cầu Guangji giống như con rồng nằm trên sóng. Cảnh tượng đặc biệt này xuất hiện nhiều trong các bài thơ cổ.

Cầu Guangji được xây dựng vào năm 1171 của triều đại nhà Tống. Vào thời điểm đó, nó là một cây cầu nổi bao gồm 86 chiếc thuyền lớn được nối với nhau, có tên ban đầu là cầu Kangji.

img

Năm 1174, cây cầu này bị vỡ do lũ lụt nên đã được xây dựng lại với những trụ cầu cố định. Trải qua nhiều lần hư hại và sửa chữa, nó được làm lại một cách chắc chắn nhất vào năm 1958. 18 chiếc thuyền con thoi được tháo dở và xây dựng lại lần nữa. Tháng 10/2003, nó được bảo trì toàn diện để có vẻ ngoài đẹp nhất. Việc khôi phục tổng thể dựa trên phong cách kiến trúc thời nhà Minh, trở thành cây cầu du lịch nổi tiếng cho đến nay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.