Giáo dục

Đừng chỉ trích trẻ trong 5 thời điểm này, không những vô ích mà còn khiến con bạn bị tổn thương

28/01/2021, 01:00

Phê bình, chỉ trích khi trẻ mắc lỗi nếu không đúng hoàn cảnh sẽ gây tác dụng ngược, khiến trẻ trở nên ngỗ nghịch hơn.

Đứa trẻ nào cũng mắc lỗi, cha mẹ nghiêm khắc phê bình là chuyện bình thường. Thế nhưng, phê bình như thế nào cũng cần có khoa học, nếu không sẽ gây phản tác dụng, đặc biệt cần phải chú ý 5 thời điểm này.

img

Khi la mắng trẻ cần tránh một số thời điểm. (Ảnh minh họa)

Khi có nhiều người

Trẻ dù nhỏ tuổi đến đâu thì chúng vẫn có lòng tự trọng và rất dễ xấu hổ. Nhiều bậc cha mẹ khi không kìm chế được cơn nóng giận lúc con mình mắc lỗi, họ sẽ chê bai thẳng thừng, không nể nang gì ngay trước mặt nhiều người, nhằm mục đích khiến trẻ xấu hổ và nhớ lâu lỗi lầm của mình hơn.

Chẳng có ai muốn bị chỉ trích nơi công cộng cả, dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng như nhau. Vì vậy, cha mẹ đừng làm điều mà bản thân mình cũng cảm thấy xấu hổ như vậy.

Trong khi ăn

Một số cha mẹ thường chọn thời điểm lúc ăn uống để chỉ trích con cái mình. Trong khi đang ăn uống vui vẻ, cha mẹ phàn nàn con cái, khiến chúng chẳng còn tâm trạng ăn uống nữa mà còn thêm bực bội.

Vì vậy, việc chê con cái khi ăn không những không có tác dụng giáo dục mà còn phản tác dụng, không chỉ ảnh hưởng lớn đến quan hệ cha mẹ con cái mà còn làm tỳ vị hư nhược, hại đến cơ thể. Ăn uống là lúc gia đình phải nói về cuộc sống gia đình và vun đắp các mối quan hệ chứ không phải là lúc để dạy dỗ con cái.

Trước lúc đi ngủ

Nhiều cha mẹ bận việc nên chỉ có thời gian giao tiếp với trẻ trước khi ngủ và họ tận dụng thời điểm này để nói về chuyện học hành, la mắng, phàn nàn đủ kểu. Nếu làm như vậy, trẻ sẽ có biểu hiện chán nản, mất ngủ trong thời gian dài và dễ gặp ác mộng hơn.

Thời điểm trước khi đi ngủ là lúc cha mẹ nên nói lời nhẹ nhàng, nó dễ thay đổi nhận thức của trẻ hơn, khiến chúng cảm thấy tự tin và có thể sữa chữa được sai lầm của mình.

Khi đứa trẻ thừa nhận sai

Khi trẻ mắc lỗi, chúng rất có ý thức về lỗi của mình. Nếu trẻ biết mình đã sai ở đâu mà cha mẹ không ngừng chỉ trích, làm vậy không những vô nghĩa mà còn khiến trẻ có suy nghĩ tiêu cực hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ hay bị đổ lỗi và khen ngợi thường có những cách đối mặt với khó khăn khác nhau, một người sẽ có tâm lý rút lui và né tránh, trong khi người kia sẽ chủ động giải quyết.

Khi cha mẹ có tâm trạng tồi tệ

Chúng ta sẽ thấy rằng, một số cha mẹ chỉ trích và giáo dục con cái của họ không phải vì con cái đã mắc quá nhiều lỗi. Đôi khi cha mẹ chỉ trích con cái chỉ vì bản thân đang có tâm trạng tồi tệ, điều này thực sự không công bằng cho một đứa trẻ. Tại sao bạn nên để con cái phải gánh lấy những tâm trạng tồi tệ của bạn? Vì vậy, dù trẻ có mắc lỗi gì đi chăng nữa, trước khi cha mẹ chỉ trích trẻ, hãy bình tĩnh và đừng làm tổn thương trẻ vì cảm xúc của chính mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.