Chương trình bình chọn Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2022 thực hiện đánh giá trên các khía cạnh tổng thể của doanh nghiệp gồm: Tăng trưởng ổn định, Văn hóa doanh nghiệp bền vững, Quản trị doanh nghiệp, Bảo vệ môi trường, Trách nhiệm xã hội và theo 3 khối doanh nghiệp: doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp chưa niêm yết.
Chương trình nhận được dữ liệu và tư vấn từ Hội đồng giám khảo gồm đại diện đến từ: Ngân hàng HSBC, Deloitte Việt Nam, FTI (Singapore), Talentnet, Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tuần hoàn… theo các tiêu chí và thông lệ quốc tế để đảm bảo tính chính xác trong đánh giá.
Ông Trịnh Quốc Dũng, Giám đốc Điều hành Vinamilk (Khối Phát triển vùng nguyên liệu) đại diện nhận giải thưởng Top 50 CSA
Với chủ đề “Vững kinh doanh, Xanh trái đất”, năm nay, bên cạnh tôn vinh các doanh nghiệp, chương trình còn có mục đích để thiết lập dữ liệu về phát triển bền vững, giúp Chính phủ, các tổ chức xã hội liên quan đưa ra các chính sách bám sát thực tế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, qua đó, cùng Việt Nam thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26 về việc đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.
Vinamilk là 1 trong 25 doanh nghiệp niêm yết được bình chọn trong Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững
Tại Việt Nam, Vinamilk là doanh nghiệp nhận được sự đánh giá cao về phát triển bền vững với cả 3 khía cạnh ESG (Môi trường - E; Xã hội - S; Quản trị công ty - G). Từ năm 2012, Vinamilk đã bắt đầu công bố Báo cáo Phát triển Bền vững (PTBV) tham chiếu theo bộ tiêu chuẩn GRI Standards và Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDGs). Các báo cáo này đã giúp ghi nhận một cách đầy đủ và chuẩn mực về lộ trình thực hiện các mục tiêu PTBV tại Vinamilk với nhiều kết quả đáng khích lệ. Vinamilk cũng là đơn vị nằm trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam (lĩnh vực sản xuất) trong 6 năm liền.
: Năm 2021, Vinamilk tiếp tục giữ vững vị trí trong top 20 cổ phiếu xanh VNSI (liên tục tính từ năm 2017), với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%
Trong năm 2021, Vinamilk đã có những bước tiến mới với chuỗi các hoạt động và dự án hợp tác với tổ chức toàn cầu về phát triển bền vững, tiếp tục đẩy nhanh các chương trình phát triển bền vững dù gặp không ít thách thức do đại dịch Covid-19.
Cụ thể, Vinamilk phối hợp cùng với tổ chức Khung phát triển bền vững ngành sữa thế giới (DSF) thực hiện chương trình đánh giá - xác định các khía cạnh trọng yếu về PTBV tại Vinamilk nói riêng, và ngành sữa Việt Nam nói chung. Từ đó, xác định rõ 6 khía cạnh ưu tiên là An toàn - chất lượng sản phẩm; Đảm bảo điều kiện lao động; Phát triển kinh tế địa phương; Giảm phát thải khí nhà kính; Quản lý chất thải; Phúc lợi dành cho động vật.
Nổi bật là những thực hành phát triển bền vững của Vinamilk trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và sản xuất chế biến sữa. Xác định đây là hoạt động chính của doanh nghiệp với hệ thống nhiều nhà máy và trang trại trên cả nước, Vinamilk đã đẩy mạnh các chương trình hành động như: Triển khai năng lượng tái tạo, năng lượng xanh như CNG, Biomass hay năng lượng mặt trời tại các trang trại, nhà máy…; Xây dựng mô hình trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm; Vận dụng kinh tế tuần hoàn để tận dụng và tái tạo tài nguyên; Đẩy nhanh tiến trình giảm phát thải CO2, tiến tới mục tiêu phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào 2050…
Hệ thống trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm được xây dựng tại Tây Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa với quy mô đàn bò sữa 20.000 con
Phát biểu về chính sách phát triển bền vững của Vinamilk đối với lĩnh vực nông nghiệp - chăn nuôi bò sữa, ông Trịnh Quốc Dũng cho biết: “Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có nhiều tác động trực tiếp đến môi trường. Nhận thức được điều này, Vinamilk nỗ lực để tạo ra các tác động tích cực và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến tự nhiên trong hoạt động của mình.
Bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tư duy về nông nghiệp bền vững, các trang trại bò sữa của Vinamilk hiện nay đều đang có được môi trường xanh - sạch - trong lành, 100% trang trại chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, các tài nguyên thiên nhiên đất, nước được quản lý và sử dụng tiết kiệm.
Tôi tin rằng các trang trại Vinamilk từng bước sẽ trở thành các trang trại Net-Zero, góp phần xây dựng ngành sữa Việt Nam theo hướng tiên tiến và bền vững”.
Năm 2021, Vinamilk đã có hơn 60 ha đất trồng trọt bắp, cỏ làm thức ăn cho bò được canh tác theo phương pháp hữu cơ
Mới đây, cụm trang trại bò sữa tại Đà Lạt của Vinamilk cũng đã vinh dự nhận được Giải thưởng Môi trường Việt Nam do Bộ Tài nguyên & Môi trường trao tặng với các kết quả nổi bật về công tác bảo vệ môi trường.
Trước đó, mô hình trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm cũng đã được đánh giá cao tại Hội nghị sữa toàn cầu 2022 tại Pháp vì những sáng kiến và thực hành tốt về phát triển bền vững trong ngành chăn nuôi bò sữa.
Trong giai đoạn 5 năm 2022-2026, “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp bền vững” trở thành một trong 4 định hướng chiến lược trọng yếu được Vinamilk xác định.
Về cộng đồng, Vinamilk đã thực hiện hàng loạt các chương trình hướng đến cộng đồng, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra. Hơn 100 tỷ đồng đã được doanh nghiệp ủng hộ với nhiều hình thức cho các hoạt động tiếp sức chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn và chăm sóc trẻ em.
Chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm thứ 15 tiếp tục trao tặng hơn 1,9 triệu hộp sữa 21.000 trẻ em trên cả nước. Tính đến nay, chương trình này đã giúp mang đến nguồn dinh dưỡng từ sữa cho gần nửa triệu trẻ em Việt Nam.
Các em thiếu nhi tại Trung tâm bảo trợ Quảng Ngãi đến thăm trang trại Vinamilk Green Farm Quảng Ngãi, một hoạt động trong chương trình Quỹ sữa 2022
Không chỉ thực hiện các chương trình CSR thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với cộng đồng, Vinamilk còn đảm bảo các giá trị bền vững mang đến cho người lao động, đối tác, người nông dân, khách hàng… thông qua nhiều chính sách phát triển bền vững được thực hiện nhất quán và nghiêm túc. Tham khảo thêm tại Báo cáo Phát triển bền vững Vinamilk năm 2021
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận