22h đêm, khi các đoàn tàu metro Cát Linh - Hà Đông về Depot cũng là lúc đội ngũ “chăm tàu” bắt đầu công việc… Thường diễn ra đến sáng hôm sau, nhiệm vụ của họ là kiểm tra, sửa chữa bảo trì chất lượng an toàn kỹ thuật các đoàn tàu theo đúng quy trình.

Gần 22h đêm, khu Depot rộng gần 20ha của tuyến đường sắt đô thị (metro) Cát Linh - Hà Đông (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) sáng nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn trong cái lạnh giá của mùa Đông.

Cả một vùng rộng lớn của khu Depot còn được tô điểm bằng dãy đèn chiếu sáng dọc đường ray từ ngoài vào trong, đan xen ánh sáng từ các tòa nhà, công trình bên trong Depot.

Dù vậy, không khí ở Depot lại im ắng, tĩnh lặng, khác hẳn sự nhộn nhịp, sôi động thường thấy ở các nhà ga. Chúng tôi được người của Công ty Hà Nội Metro cho vào “ngắm” Trung tâm chỉ huy chạy tàu OCC trên tầng 2 của tòa nhà điều hành trong khu Depot.

Nói ngắm cũng không sai, bởi chúng tôi được yêu cầu chỉ đứng ở khu vực quan sát từ trên cao nhìn xuống, tuyệt đối không được gây tiếng động, tiếp cận bộ phận đang làm việc để họ không bị phân tâm.

“Các anh thấy không, đang giờ làm việc nên không ai được nói chuyện hay làm việc riêng. Bộ phận này có nhiệm vụ chỉ huy, điều hành chạy tàu, an ninh, an toàn trên toàn tuyến nên phải tập trung giám sát tín hiệu, hình ảnh qua màn hình tập trung và máy tính cá nhân. Yêu cầu an toàn, độ chính xác của metro rất cao nên quy trình tác nghiệp đòi hỏi tuyệt đối nghiêm túc trong công việc.

Nếu có tín hiệu bất thường bộ phận này phải phát hiện, thông báo đến các ga, lái tàu hoặc bộ phận liên quan hoặc trực tiếp xử lý ngày theo đúng quy trình "tác nghiệp” anh Khải, nhân viên công ty

Hà Nội Metro kể sau khi ra khỏi căn phòng hình cung im phăng phắc, đồng thời, nhắc chúng tôi sắp có đoàn tàu từ trên tuyến về Depot để nghỉ ngơi.

22h12 phút, khu Depot sôi động hơn bởi tiếng động rẹt rẹt của đoàn tàu từ tuyến chạy về, thêm vài hồi còi hiệu trước khi chạy vào nhà xưởng kiểm tra, sửa chữa (xưởng vận dụng) để đỗ nghỉ. Tàu đỗ vào vị trí, lái tàu báo cho Trung tâm điều hành Depot và bàn giao lại cho xưởng và nhanh chóng rời khỏi cabin.

Trong gần 1 giờ tiếp theo, lần lượt thêm 5 đoàn tàu về xưởng, đoàn cuối cùng vào vị trí khi đồng hồ điểm gần 23h đêm. Trước khi đoàn tàu đầu tiên về, đội ngũ “chăm tàu” đã có mặt đầy đủ, sẵn sàng bắt tay vào công việc lúc nửa đêm.

“Đêm nào cũng vậy, các đoàn tàu về xưởng lúc 22 - 23h. Tàu về nghỉ là thời gian để anh em kỹ thuật chúng tôi thực hiện kiểm tra, sửa chữa tàu. Nếu nói đơn giản, công việc của chúng tôi là thức từ khuya tới sáng để chỉnh bị phương tiện, bảo đảm các đoàn tàu đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật để sáng sớm lại lên tuyến phục vụ hành khách”, kỹ sư Trần Văn Việt, Trưởng ca làm việc 8 người, thuộc Trung tâm kiểm tra và sửa chữa tàu của Công ty Hà Nội Metro chia sẻ.

Theo anh Việt, bộ phận kiểm tra và sửa chữa tàu có hơn 50 người, có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa bảo trì chất lượng an toàn kỹ thuật các đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông theo đúng quy trình.

img

Hơn 23h đêm, nhóm 4 người của kỹ thuật viên Nguyễn Thanh Hóa được trang bị mũ bảo hộ, áo phản quang, đèn pin, thước, sổ nhật ký lên một đoàn tàu để bắt đầu công việc.

Bắt đầu với cabin tàu, anh Hóa chăm chú thao tác từng nút bấm trên màn điều khiển để kiểm tra hoạt động của bộ phận trên tàu: Đóng mở hệ thống cửa, phanh kéo, đèn, còi, hệ thống phát thanh, thông tin liên lạc với trung tâm chỉ huy, điều hòa, cần gạt mưa.

Trong khi đó, một kỹ thuật viên khác đi dọc đoàn tàu tỉ mỉ soi, nhìn kỹ từng ô cửa, đèn tín hiệu, bình chữa cháy, điều hòa, cửa kính hay dây nắm. Mỗi mục kiểm tra đều phải ghi lại kết quả đầy đủ vào nhật ký kiểm tra để theo dõi và là căn cứ đối chiếu khi bộ phận khác hậu kiểm hoặc kiểm tra chéo.

“Đây là kiểm tra ở trạng thái tàu có điện, xem có chi tiết kỹ thuật nào của tàu bị hỏng, phát sinh sự cố không. Chỉ cần có chi tiết nhỏ như: Bóng đèn trong toa bị cháy, âm thanh rè cũng phải sửa chữa, khắc phục ngay thì tàu mới tiếp tục được lên tuyến”, anh Hóa nói.

Tôi thắc mắc, tại sao tàu về phải kiểm tra ngay tức thì như vậy, Trưởng ca Trần Văn Việt cho biết, tàu vừa chạy từ tuyến về nên vẫn ở trạng thái động, nếu có chi tiết kỹ thuật nào bất thường sẽ bộc lộ ngay so với trạng thái tĩnh hoàn toàn.

“Sau khi kết thúc kiểm tra trên tàu mới chuyển sang kiểm tra phần gầm phương tiện. Hệ thống điện metro rất phức tạp, mức độ nguy hiểm cao nên để được tiếp cận kiểm tra, gầm đoàn tàu phải qua vài lớp kiểm soát an toàn tác nghiệp để tránh sơ suất dù nhỏ nhất”, anh Việt chia sẻ.

Gần 0h đêm, bộ phận điều hành tại Trung tâm điều hành Depot (DCC) và phụ trách nhóm kiểm tra, sửa chữa tàu thông báo, xác nhận đã ngắt điện tại khu vực tàu đỗ, anh em “chăm tàu” bắt đầu lum khum chui dọc theo gầm từng đoàn tàu để soi đèn, kiểm tra từng giá treo, bánh tàu, guốc hãm…

Trung bình để kiểm tra mỗi đoàn tàu hết khoảng 45 phút. Nếu tàu không phát sinh vấn đề gì cần khắc phục, sửa chữa anh em sẽ xong việc.

Kỹ thuật viên Hóa nói: “Đấy mới là kiểm tra lượt về, còn phải thêm lượt nữa để chỉnh bị trước khi tàu lên tuyến. Nếu phát hiện vấn đề thì đổi tàu khác, còn mọi chuyện bình thường, khi kiểm tra xong và “tiễn tàu” ra khỏi xưởng để lên tuyến thì mới kết thúc ca làm việc.

Chuyến tàu metro Cát Linh - Hà Đông chở khách từ lúc 5h30 sáng thì 5h đã phải tiễn tàu. Vì thế việc chỉnh bị để tàu xuất phát phải làm từ 4h sáng, nên anh em có chăng chỉ chợp mắt được ít phút”.

“Tàu metro Cát Linh - Hà Đông mới khai thác nên chưa phát sinh lỗi gì lớn, anh em chỉ làm việc đến tầm 4h sáng là nghỉ. Chúng tôi xác định, sau một thời gian vận hành sẽ phát sinh vấn đề, kéo theo áp lực về sửa chữa nên công việc căng thẳng hơn”, anh Việt nói.

Chia sẻ thêm chuyện nghề, nhóm “chăm tàu” cho biết, mọi người đều học ngành đường sắt đô thị hoặc chuyên ngành đường sắt nên quyết tâm theo nghề. “Chờ dự án lâu không khai thác, một số anh em xin chuyển đi nơi khác, nhưng tôi vẫn quyết tâm ở lại để được làm việc, học hỏi công nghệ mới”, một nhân viên kể.

Khi được hỏi nghề mới này có vất vả gì không, một nhân viên trong nhóm cho hay: “Nghề này không lấm lem dầu mỡ như nhiều nghề kỹ thuật khác, nhưng vất vả là phải làm từ đêm tới sáng, ngược giờ đồng hồ sinh học.

Ngược lại, cũng “sướng” vì được tiếp cận, học hỏi công nghệ metro. Hơn nữa, không chỉ riêng anh em bộ phận “chăm tàu” đêm mà một số bộ phận khác cũng phải làm đêm như: Trực thông tin, tín hiệu, thiết bị ở Trung tâm điều hành Depot, Trung tâm OCC, nhà ga hay tuần đường ray…”.

img

Gần 22h đêm, khu Depot rộng gần 20ha của tuyến đường sắt đô thị (metro) Cát Linh - Hà Đông (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) sáng nổi bật, thu hút mọi ánh nhìn trong cái lạnh giá của mùa Đông.

Cả một vùng rộng lớn của khu Depot còn được tô điểm bằng dãy đèn chiếu sáng dọc đường ray từ ngoài vào trong, đan xen ánh sáng từ các tòa nhà, công trình bên trong Depot.

Dù vậy, không khí ở Depot lại im ắng, tĩnh lặng, khác hẳn sự nhộn nhịp, sôi động thường thấy ở các nhà ga. Chúng tôi được người của Công ty Hà Nội Metro cho vào “ngắm” Trung tâm chỉ huy chạy tàu OCC trên tầng 2 của tòa nhà điều hành trong khu Depot.

Nói ngắm cũng không sai, bởi chúng tôi được yêu cầu chỉ đứng ở khu vực quan sát từ trên cao nhìn xuống, tuyệt đối không được gây tiếng động, tiếp cận bộ phận đang làm việc để họ không bị phân tâm.

“Các anh thấy không, đang giờ làm việc nên không ai được nói chuyện hay làm việc riêng. Bộ phận này có nhiệm vụ chỉ huy, điều hành chạy tàu, an ninh, an toàn trên toàn tuyến nên phải tập trung giám sát tín hiệu, hình ảnh qua màn hình tập trung và máy tính cá nhân. Yêu cầu an toàn, độ chính xác của metro rất cao nên quy trình tác nghiệp đòi hỏi tuyệt đối nghiêm túc trong công việc.

Nếu có tín hiệu bất thường bộ phận này phải phát hiện, thông báo đến các ga, lái tàu hoặc bộ phận liên quan hoặc trực tiếp xử lý ngày theo đúng quy trình tác nghiệp”, anh Khải, nhân viên Công ty Hà Nội Metro kể sau khi ra khỏi căn phòng hình cung im phăng phắc, đồng thời, nhắc chúng tôi sắp có đoàn tàu từ trên tuyến về Depot để nghỉ ngơi.

22h12 phút, khu Depot sôi động hơn bởi tiếng động rẹt rẹt của đoàn tàu từ tuyến chạy về, thêm vài hồi còi hiệu trước khi chạy vào nhà xưởng kiểm tra, sửa chữa (xưởng vận dụng) để đỗ nghỉ. Tàu đỗ vào vị trí, lái tàu báo cho Trung tâm điều hành Depot và bàn giao lại cho xưởng và nhanh chóng rời khỏi cabin.

Trong gần 1 giờ tiếp theo, lần lượt thêm 5 đoàn tàu về xưởng, đoàn cuối cùng vào vị trí khi đồng hồ điểm gần 23h đêm. Trước khi đoàn tàu đầu tiên về, đội ngũ “chăm tàu” đã có mặt đầy đủ, sẵn sàng bắt tay vào công việc lúc nửa đêm.

“Đêm nào cũng vậy, các đoàn tàu về xưởng lúc 22 - 23h. Tàu về nghỉ là thời gian để anh em kỹ thuật chúng tôi thực hiện kiểm tra, sửa chữa tàu. Nếu nói đơn giản, công việc của chúng tôi là thức từ khuya tới sáng để chỉnh bị phương tiện, bảo đảm các đoàn tàu đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật để sáng sớm lại lên tuyến phục vụ hành khách”, kỹ sư Trần Văn Việt, Trưởng ca làm việc 8 người, thuộc Trung tâm kiểm tra và sửa chữa tàu của Công ty Hà Nội Metro chia sẻ.

Theo anh Việt, bộ phận kiểm tra và sửa chữa tàu có hơn 50 người, có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa bảo trì chất lượng an toàn kỹ thuật các đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông theo đúng quy trình.

Hơn 23h đêm, nhóm 4 người của kỹ thuật viên Nguyễn Thanh Hóa được trang bị mũ bảo hộ, áo phản quang, đèn pin, thước, sổ nhật ký lên một đoàn tàu để bắt đầu công việc.

Bắt đầu với cabin tàu, anh Hóa chăm chú thao tác từng nút bấm trên màn điều khiển để kiểm tra hoạt động của bộ phận trên tàu: Đóng mở hệ thống cửa, phanh kéo, đèn, còi, hệ thống phát thanh, thông tin liên lạc với trung tâm chỉ huy, điều hòa, cần gạt mưa.

Trong khi đó, một kỹ thuật viên khác đi dọc đoàn tàu tỉ mỉ soi, nhìn kỹ từng ô cửa, đèn tín hiệu, bình chữa cháy, điều hòa, cửa kính hay dây nắm. Mỗi mục kiểm tra đều phải ghi lại kết quả đầy đủ vào nhật ký kiểm tra để theo dõi và là căn cứ đối chiếu khi bộ phận khác hậu kiểm hoặc kiểm tra chéo.

“Đây là kiểm tra ở trạng thái tàu có điện, xem có chi tiết kỹ thuật nào của tàu bị hỏng, phát sinh sự cố không. Chỉ cần có chi tiết nhỏ như: Bóng đèn trong toa bị cháy, âm thanh rè cũng phải sửa chữa, khắc phục ngay thì tàu mới tiếp tục được lên tuyến”, anh Hóa nói.

Tôi thắc mắc, tại sao tàu về phải kiểm tra ngay tức thì như vậy, Trưởng ca Trần Văn Việt cho biết, tàu vừa chạy từ tuyến về nên vẫn ở trạng thái động, nếu có chi tiết kỹ thuật nào bất thường sẽ bộc lộ ngay so với trạng thái tĩnh hoàn toàn.

“Sau khi kết thúc kiểm tra trên tàu mới chuyển sang kiểm tra phần gầm phương tiện. Hệ thống điện metro rất phức tạp, mức độ nguy hiểm cao nên để được tiếp cận kiểm tra, gầm đoàn tàu phải qua vài lớp kiểm soát an toàn tác nghiệp để tránh sơ suất dù nhỏ nhất”, anh Việt chia sẻ.

Gần 0h đêm, bộ phận điều hành tại Trung tâm điều hành Depot (DCC) và phụ trách nhóm kiểm tra, sửa chữa tàu thông báo, xác nhận đã ngắt điện tại khu vực tàu đỗ, anh em “chăm tàu” bắt đầu lum khum chui dọc theo gầm từng đoàn tàu để soi đèn, kiểm tra từng giá treo, bánh tàu, guốc hãm…

Trung bình để kiểm tra mỗi đoàn tàu hết khoảng 45 phút. Nếu tàu không phát sinh vấn đề gì cần khắc phục, sửa chữa anh em sẽ xong việc.

Kỹ thuật viên Hóa nói: “Đấy mới là kiểm tra lượt về, còn phải thêm lượt nữa để chỉnh bị trước khi tàu lên tuyến. Nếu phát hiện vấn đề thì đổi tàu khác, còn mọi chuyện bình thường, khi kiểm tra xong và “tiễn tàu” ra khỏi xưởng để lên tuyến thì mới kết thúc ca làm việc.

Chuyến tàu metro Cát Linh - Hà Đông chở khách từ lúc 5h30 sáng thì 5h đã phải tiễn tàu. Vì thế việc chỉnh bị để tàu xuất phát phải làm từ 4h sáng, nên anh em có chăng chỉ chợp mắt được ít phút”.

“Tàu metro Cát Linh - Hà Đông mới khai thác nên chưa phát sinh lỗi gì lớn, anh em chỉ làm việc đến tầm 4h sáng là nghỉ. Chúng tôi xác định, sau một thời gian vận hành sẽ phát sinh vấn đề, kéo theo áp lực về sửa chữa nên công việc căng thẳng hơn”, anh Việt nói.

Chia sẻ thêm chuyện nghề, nhóm “chăm tàu” cho biết, mọi người đều học ngành đường sắt đô thị hoặc chuyên ngành đường sắt nên quyết tâm theo nghề. “Chờ dự án lâu không khai thác, một số anh em xin chuyển đi nơi khác, nhưng tôi vẫn quyết tâm ở lại để được làm việc, học hỏi công nghệ mới”, một nhân viên kể.

Khi được hỏi nghề mới này có vất vả gì không, một nhân viên trong nhóm cho hay: “Nghề này không lấm lem dầu mỡ như nhiều nghề kỹ thuật khác, nhưng vất vả là phải làm từ đêm tới sáng, ngược giờ đồng hồ sinh học.

Ngược lại, cũng “sướng” vì được tiếp cận, học hỏi công nghệ metro. Hơn nữa, không chỉ riêng anh em bộ phận “chăm tàu” đêm mà một số bộ phận khác cũng phải làm đêm như: Trực thông tin, tín hiệu, thiết bị ở Trung tâm điều hành Depot, Trung tâm OCC, nhà ga hay tuần đường ray…”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.