Thị trường

Giá vàng hôm nay 2/1/2022: Vàng tăng hay giảm năm 2022?

02/01/2022, 05:49

Giá vàng hôm nay: Giá vàng sẽ theo hướng nào trong năm 2022 trước mối lo lạm phát và lãi suất tăng?

Giá vàng hôm nay 2/1 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:

Giá vàng thế giới

Kết thúc năm 2021, dù phục hồi lên ngưỡng 1.830 USD nhưng tính chung cả năm giá vàng thế giới vẫn không như mong đợi của giới đầu tư.

img

Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua

Milling Stanley, chiến lược gia trưởng về vàng tại State Street Global Advisors, dự đoán xác suất 50% giá vàng giao dịch trong khoảng 1.800-2.000 USD/ounce vào năm 2022.

Bên cạnh đó, ông này cho rằng có 30% khả năng giá vàng đẩy trên 2.000 USD lên mức cao kỷ lục mới và 20% cơ hội vàng giao dịch trong khoảng từ 1.600 USD đến 1.800 USD/ounce.

Bao trùm trong năm tới sẽ là vấn đề lạm phát và chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Do đó các ngân hàng lớn đều đưa ra kịch bản giá vàng sẽ giảm mạnh về dưới 1.800 USD và xuống vùng giá quanh 1.600 USD/ounce trong năm 2022.

Tuy nhiên, theo Milling Stanley, việc tăng lãi suất sẽ không đáng sợ như tưởng tượng bởi từ năm 2015 đến 2019, Fed đã tăng lãi suất 9 lần nhưng giá vàng vẫn tăng gần 35%.

Còn xa hơn, giai đoạn 2004-2005, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã tăng lãi suất 17 lần và giá vàng tăng 70%.

Milling Stanley cho rằng, các nhà đầu tư nên lưu ý, với lạm phát dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022, lãi suất thực tế sẽ vẫn ở mức âm. Và không có khả năng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell sẽ có lập trường quá mạnh mẽ về chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Nhìn vào lãi suất trong quá khứ và chính sách tiền tệ của Fed, Milling Stanley nói rằng vàng sẽ vẫn là một tài sản trú ẩn an toàn hấp dẫn vào năm 2022.

Chuyên gia này cho rằng, một yếu tố hỗ trợ mạnh cho vàng trong năm mới là sự phục hồi tiềm năng ở các thị trường mới nổi. “Tại Trung Quốc và Ấn Độ - hai trong số các nền kinh tế mới nổi quan trọng đối với thị trường vàng, các dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng sẽ tiếp tục phục hồi trong suốt năm 2022”, ông nói.

Trước đó, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, giá vàng thế giới nỗ lực phục hồi mạnh mẽ và tái lập mốc 1.830 USD.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua và cũng là phiên khép lại năm 2021, giá vàng thế giới giao ngay đóng cửa 1.830,80 USD/ounce, ghi nhận năm giảm hơn 4%.

Trong năm 2021, giá vàng tương lai trên sàn Comex đã mất khoảng 75 USD. Năm 2020, giá vàng tương lai đã chốt năm ở mức rất cao là 1.895,10 USD.

Giá vàng trong nước

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, các thương hiệu vàng ghi nhận diễn biến tích cực.

img

Vàng trong nước tăng mạnh cuối tuần qua. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM khép lại tuần giao dịch 60,95-61,65 triệu đồng/lượng.

Tăng thêm 100 nghìn đồng phiên cuối tuần, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội chốt tuần tại 60,90-61,65 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đã tăng thêm được 370 nghìn đồng trong phiên cuối tuần để khép lại tuần giao dịch tại 52,59-53,34 triệu đồng/lượng.

Chỉ trong ba phiên cuối tuần, giá vàng Rồng Thăng Long đã tăng mạnh 650 nghìn đồng.

Còn lại giá vàng 9999 thương hiệu NPQ cũng đã tái lập mốc 53 triệu khi khép lại tuần giao dịch 52,40-53,10 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…

Giá vàng trong nước năm qua đã có nhiều đợt “sóng” lớn, đáng chú ý nhất là đợt sóng lớn gần đây khi giá vàng tăng mạnh lên tới 67 triệu đồng, nhưng sau đó nhanh chóng giảm sâu.

Tính chung cả năm 2021, giá vàng SJC năm qua tăng 9,5%, vàng Doji tăng 8,9%, trong khi hai thương hiệu còn lại là Rồng Thăng Long giảm 4,9% và giá vàng NPQ cũng giảm 4,8%.

Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới năm qua liên tục được duy trì ở mức cao 7-12 triệu đồng/lượng khiến nhà đầu tư gặp rủi ro lớn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.