Thị trường

Giá vàng hôm nay ngày 14/7: Vàng quay đầu tăng giá

14/07/2022, 09:30

Giá vàng trong nước đã quay lại xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh nhất là vàng NPQ thêm 300 nghìn đồng.

Giá vàng hôm nay ngày 14/7 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:

Giá vàng trong nước

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước quay đầu tăng giá.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM duy trì 67,60-68,20 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng giữ nguyên 67,55-68,15 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng 70 nghìn đồng hai chiều lên 52,28-52,98 triệu đồng/lượng.

Tăn mạnh hơn, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý tăng 100 nghìn đồng mua vào và 300 nghìn đồng chiều bán ra lên 52,20-52,95 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…

Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước sụt giảm nhẹ.

img

Vàng của Bảo Tín Minh Châu ngược chiều tăng giá. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM là 67,60-68,20 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ 50 nghìn đồng hai chiều so với cùng thời điểm phiên trước.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng giảm nhẹ 50 nghìn đồng hai chiều về 67,55-68,15 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý lúc này cũng đảo chiều giảm 100 nghìn đồng mua hai chiều về 52,10-52,65 triệu đồng/lượng.

Ngược chiều, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục tăng thêm 50 nghìn đồng hai chiều lên 52,21-52,91 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…

Giá vàng thế giới

Sau khi phục hồi phiên đêm qua, sáng nay giá vàng thế giới sụt giảm nhẹ.

Lúc 9h30 giá kim loại quý là 1.731,3 USD/ounce, giảm 5,3 USD (0,31%).

Đêm qua, giá vàng thế giới bất ngờ bật tăng mạnh lên trên 1.745 USD/ounce.

Lúc 23h đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới là 1.740 USD/ounce, tăng mạnh 13 USD (0,75%).

Trước đó, giá kim loại quý đã có lúc giảm xuống dưới 1.710 USD sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 của Mỹ được công bố.

img

Diễn biến giá vàng thế giới sau khi báo cáo lạm phát tháng 6 của Mỹ được công bố

Theo đó, CPI tháng 6 tại Mỹ tăng “nóng” 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn kỳ vọng 8,5% và cao hơn mức tăng CPI tháng 5 là 8,6%.

Với mức tăng lạm phát này, các nhà phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lập trường tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ.

Thi trường cho rằng, có 75% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% nữa tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 26-27/7 tới; 30% khả năng còn lại là Fed sẽ tăng lãi suất luôn 1,0% tại cuộc họp này.

Một diễn biến đáng chú ý khác thu hút sự chú ý khiến các nhà giao dịch xôn xao là sự sụt giảm lớn của giá dầu thô kỳ hạn.

Cụ thể, giá dầu thô hợp đồng tương lai trên sàn Nymex đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong 2,5 tháng là 93,67 USD/thùng. Sự sụt giảm của dầu thô cũng kéo giá cả hàng hóa chính khác xuống.

Giá hàng hóa thô suy yếu là dấu hiệu ban đầu cho thấy áp lực lạm phát có thể đã lên đến đỉnh điểm.

Trong một tin tức khác, xuất khẩu trong tháng 6 của Trung Quốc tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, nhập khẩu tháng 6 của nước này lại chỉ tăng 1,0%.

Các nhà phân tích dự đoán GDP quý 2/2022 của Trung Quốc chỉ tăng 0,9%, so với mức tăng 4,8% trong quý đầu tiên của năm nay.

Nhận định xu hướng

Đêm qua, giá dầu thô Nymex giảm về quanh mức 95,00 USD/thùng. Trong khi đó, lạm phát tại Mỹ tăng đã đẩy cả chỉ số đô la Mỹ cao hơn và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng vọt lên 3,047%.

Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm tiếp tục duy trì lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn.

Giá vàng đang trong xu hướng giảm bốn tháng trên biểu đồ ngày.

Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên ngưỡng kháng cự vững chắc 1.800 USD/ounce.

Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.700 USD/ounce.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.