Thị trường

Giá vàng tháng 4/2017 được dự báo tăng cao, USD ổn định?

27/03/2017, 06:55

Giá vàng trong tháng 4/2017 được dự báo tăng mạnh, giá USD sẽ ổn định hơn.

13

Giá vàng đi ngược quy luật sau khi Fed tăng lãi suất đồng USD

Theo quy luật, khi lãi suất đồng USD tăng sẽ dẫn đến giá USD tăng lên, kéo giá vàng giảm xuống. Nhưng trong đợt tăng lãi suất của đồng USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từ 15/3, mọi việc đã đi theo hướng ngược lại…

Vàng được dự báo cao tới tháng 5

Ngay sau quyết định tăng lãi suất USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), giá vàng trong nước đã tăng khoảng 200.000 đồng/lượng do giá thế giới tăng một mạch 43 USD từ 1.200 USD/ounce lên 1.220 USD/ounce, sau đó lên 1.243 USD/ounce tính đến cuối tuần qua (tổng mức tăng là 3,58%). Giá vàng trong nước đã có những phiên bứt phá khỏi diễn biến lình xình quanh mốc 36,5 triệu đồng/lượng lên gần mốc 37 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tăng của giá vàng trong nước được cho là chưa tương ứng với mức tăng trên thị trường thế giới.

Lãi suất cho vay chịu áp lực

Một số ngân hàng thương mại vừa điều chỉnh lãi suất huy động như Ocean Bank tăng lãi suất  kỳ hạn 6 tháng, 11 tháng, 12 tháng lên mức 7,3%/năm; OCB tăng lãi suất huy động lên cao nhất ở mức 7,8%; Maritime Bank tăng lãi suất ở các kỳ hạn ngắn 1 và 2 tháng, từ mức 5,05% lên 5,2%/năm… Đây chủ yếu là các ngân hàng nhỏ. Hiện, các ngân hàng lớn vẫn chưa có “động tĩnh”. Các chuyên gia cho rằng, việc tăng lãi suất chỉ là cục bộ khi một số ngân hàng thiếu vốn hoặc cần huy động để cân bằng tỷ lệ cho vay ngắn hạn - dài hạn theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước bởi hệ thống ngân hàng hiện vẫn khá dồi dào thanh khoản.

Mặc dù giá vàng trong nước tăng chưa như kỳ vọng của giới đầu tư nhưng diễn biến này vẫn đi ngược với quy luật là vàng thường giảm giá sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích, diễn biến ngược này là do thị trường đã có sự chuẩn bị sẵn từ hơn 1 tháng, kể từ lần điều chỉnh lãi suất của Fed cuối năm 2016. Theo đó, những “tác động xấu” cũng đã được phản ánh vào giá vàng trong vòng một tháng qua khi giá kim loại quý liên tục giảm mạnh. Fed chưa có lộ trình “hối thúc” đợt tăng lãi suất kế tiếp đã được coi là “tin tốt” với thị trường. Ông Hiếu cũng cho rằng, thời điểm này, những bất ổn xoay quanh cuộc bầu cử Hà Lan, Pháp cùng các cuộc đàm phán giúp Anh rời EU cùng sự gia tăng giao dịch của các quỹ trên thế giới cũng sẽ hỗ trợ cho giá kim loại quý.

Theo dự báo của chuyên gia phân tích Jiang Shu, Tập đoàn kinh doanh vàng Shandong, giá vàng có thể tiếp tục duy trì ở mức cao 1.190-1.230 USD/ounce cho tới tháng 5, khi diễn ra cuộc bầu cử ở Pháp và cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed.

Giá USD sẽ ổn định hơn năm 2016?

Trái ngược với diễn biến trên thị trường vàng, giá USD tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm mạnh. Cho đến cuối tuần qua, với điều chỉnh thận trọng của Ngân hàng Nhà nước, cả tỷ giá trung tâm và tỷ giá tại các ngân hàng khá ổn định, quanh mức  22.750-22.820 đồng/USD mua vào và bán ra…

Nguyên nhân khác khiến giá USD trong nước giảm, theo chuyên viên phân tích Trần Hải Yến, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là do giá USD trên thế giới giảm khá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác như EUR hay JPY. Chỉ số USD mất 1% ngay trong phiên khi Fed ra quyết định tăng lãi suất. “Diễn biến có phần bất thường này chủ yếu do thông điệp về lộ trình tăng lãi suất thêm hai lần nữa của Fed không có gì mới và hoàn toàn trùng khớp với dự báo của nhà đầu tư trước đó nên đã không tạo ra được sự hỗ trợ cho đồng USD, thậm chí gây ra hiện tượng “tin ra là bán” đối với đồng USD”, chuyên viên này phân tích. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng nhận định, thị trường trong nước cũng đã có sự chuẩn bị nên ít xáo trộn.

Ngày 15/3, Fed đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 0,75-1%. Đây là lần tăng thứ ba kể từ năm 2008 và là lần tăng lãi suất đầu tiên dưới thời Tổng thống Trump. Ngay sau quyết định của Fed, Ngân hàng T.Ư Trung Quốc (PboC) đã nâng lãi suất ngắn hạn thêm 10 điểm cơ bản đối với các khoản vay thuộc Cơ chế cho vay trung hạn (MLF) kỳ 6 tháng và một năm lên 3,05% và 3,2%; Lãi suất các kỳ hạn 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày lên 2,45%, 2,6% và 2,75%. Còn Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BoJ) tiếp tục giữ chính sách lỏng tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Ngân hàng T.Ư Anh (BoE) cũng quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,25% để hỗ trợ nền kinh tế sau quyết định Brexit (Anh rời EU). BoE cũng tiếp tục bơm vào nền kinh tế 435 tỷ Bảng thông qua việc mua Trái phiếu Chính phủ. 

Mặc dù đang có xu hướng giảm mạnh nhưng chuyên viên phân tích Trần Hải Yến cho rằng, trong năm nay, USD vẫn có nhiều cơ hội tăng giá trở lại bởi đây là đồng tiền mạnh duy nhất có lộ trình tăng lãi suất rõ ràng. “Tuy vậy, mức tăng giá của USD nhiều khả năng sẽ không nhiều như năm 2016 khi có thể sẽ bị trung hòa phần nào từ chính sách tài khóa mở rộng dưới thời Tổng thống Donald Trump”, bà Trần Hải Yến nhận định. Và việc đồng USD không biến động quá lớn sẽ phần nào giảm bớt khó khăn cho việc điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam trong năm nay. Dù vậy, ông Nguyễn Trí Hiếu vẫn cho rằng có một áp lực nhất định lên tỷ giá trong dài hạn dù hiện tại thị trường ngoại hối vẫn ổn định.

Cũng theo ông Hiếu, Fed tăng lãi suất USD sẽ khiến lãi suất tiền gửi USD tại nước ngoài tăng lên. Về lý thuyết, điều này sẽ khiến ngoại tệ trong nước chuyển dịch ngoại tệ ra nước ngoài. Do đó, chuyên gia này cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lại về chính sách tiền gửi bằng đồng USD. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi USD sẽ tạo ra chênh lệch về lãi suất VND và USD khiến người dân chuyển vốn sang USD. Vì vậy, chuyên gia này nhận định, để đối phó với vấn đề này, nhà điều hành có thể tăng lãi suất VND một cách thận trọng để cân đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.