Một phần bên trong lăng chính của Tần Thủy Hoàng được vẽ lại. Ảnh: báo Dân Trí |
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Lý Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía đông. Bao quanh lăng mộ là núi Linh Sơn và sông Vỹ, được coi như “đế thủy” với thế đất hình con rồng. Lăng mộ được xây ở vị trí chính giữa mắt rồng, tương truyền rất linh thiêng với nhiều câu chuyện bí ẩn.
Đến nay, sau gần nửa thế kỷ từ ngày phát hiện, lăng mộ của vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa vẫn còn là ẩn số với hậu thế. Người đời đặt câu hỏi rằng, lý do gì khiến Trung Quốc chưa dám khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng?.
Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu và đưa ra kết luận, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa luôn muốn sống mãi mãi. Ông thường xuyên kiếm tìm trong thiên hạ phương thuốc trường sinh bất lão, đồng thời dựng lăng để đảm bảo cuộc sống ở “bên kia thế giới”.
Vào năm 246 trước công nguyên, tức năm 13 tuổi khi vừa lên ngôi, Tần Thủy Hoàng bắt đầu ra lệnh xây dựng lăng mộ. Công trình xây dựng trong tổng thời gian 38 năm, với nguồn nhân lực khổng lồ lên tới 720,000 người. Nhằm giữ bí mật về thông tin bên trong lăng mộ cũng như khối lượng của cải cất giấu, nhà Tần đã tiêu diệt hết những người tham gia xây dựng. Trên thực tế, công trình được hoàn thiện một vài năm sau khi vị vua này băng hà.
Ước tính có 700.000 người tham gia vào việc xây lăng mộ ở tỉnh Thiểm Tây, mất 38 năm mới hoàn tất. Điều đáng nói là lăng mộ chỉ thực sự hoàn thành sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời.
Ngày nay, thông tin về lăng mộ hoàng đế Trung Quốc được tìm thấy trong các bản ghi chép của nhà sử học thời Hán, Tư Mã Thiên. Đó là căn phòng chôn cất chứa đầy những kho báu quý hiếm được thu thập từ khắp nơi.
Bên trong nơi đặt di hài Tần Thủy Hoàng còn có mô hình của những dòng sông lớn nhỏ trên mặt đất, trông như thật nhờ thủy ngân. Tư Mã Thiên còn nhắc đến bầu trời đêm lấp lánh ánh trăng sao từ những viên ngọc trai phát sáng được dùng để trang trí mái vòm khu lăng mộ.
Để bảo vệ khu lăng mộ, giúp hoàng đế an nghỉ vĩnh hằng, người thời xưa đã xây dựng hàng loạt cạm bẫy bao gồm cung nỏ, máy bắn tên tự động… Các loại vũ khí này được thiết kế để có thể giết chết bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm.
Con trai Tần Thủy Hoàng còn ra lệnh chôn sống các thê thiếp không có con với cha để có thể đi tiếp cùng ông ở thế giới bên kia. Sau khi lễ an táng kết thúc, lối vào lăng mộ bị bịt kín. Những người tham gia vào công tác xây dựng cũng bị nhốt bên trong để không ai có thể tiết lộ bí mật ra ngoài. Cuối cùng, thực vật được trồng trên lăng mộ để tạo thành một ngọn đồi nhân tạo.
Mãi đến 2.000 năm sau, một nhóm nông dân Trung Quốc tình cờ đào được một chiến binh đất nung. Cuộc khai quật quy mô lớn để lộ ra đội quân đất nung 2.000 người. Nhưng đó chỉ là phần bên ngoài khu lăng mộ.
Các nhà khảo cổ dự đoán có tới 8.000 tượng đất nung bên trong nơi an nghỉ vĩnh hằng của hoàng đế, vốn chưa từng được khai quật.
Trung Quốc hiện chưa có kế hoạch khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Bởi hơn 2.200 năm trôi qua nhưng nhiều khả năng các cạm bẫy vẫn hoạt động. Mối lo ngại khác là, các nhà khoa học nhận thấy lượng thủy nhân ở đây cao gấp 280 lần bình thường, trùng hợp với tư liệu ghi lại trong bộ sử ký của Tư Mã Thiên về “những dòng sông thủy ngân” trong lăng mộ.
Bên cạnh đó, công nghệ hiện tại chưa thể giúp khám phá khu lăng mộ cổ xưa rộng lớn. Chỉ cần để các hiện vật lộ diện trước ánh sáng Mặt trời và không khí cũng đủ để hủy hoại hoàn toàn.
Các chuyên gia cho rằng việc liều lĩnh khai quật nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng có thể làm hỏng sự cân bằng của cấu trúc ngầm, gây ra tổn thất khó lường. Đó là lý do Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa mạo hiểm mở phong ấn lăng mộ.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận