Giáo dục

Giáo dục gia đình thành công chính là nuôi dạy một đứa trẻ thấu hiểu được sự biết ơn

14/07/2020, 01:00

Có rất nhiều điều cần phải dạy một đứa trẻ, nhưng nếu dạy chúng biết được tầm quan trọng của sự biết ơn, cha mẹ sẽ nhận về những thành quả rất ngọt ngào.

Tôi từng đọc đâu đó một mẩu truyện ngắn. Câu chuyện kể về một cô gái âm thầm tiết kiệm suốt 2 năm để tặng cho bố mình một chiếc kính mù màu.

Lần đầu tiên trong đời, người bố nhìn thấy bầu trời có màu xanh trong vắt, ông xúc động nói: "Đẹp quá con à!".

Khi quay trở lại xe, ông vội lôi chiếc điện thoại ra, nhìn vào những tấm ảnh mình chụp trước đây và xem thử con chó ở nhà nó có màu gì.

Ông phát hiện ra thế giới này thật sặc sỡ và ôm chầm lấy con gái mình.

Món quà của cô con gái khiến cha mình cảm thấy rất hạnh phúc.

Đôi khi, điều cha mẹ cần nhất không phải là tiền mà chính là sự quan tâm, chăm sóc của con cái.

Lòng biết ơn và những món quà xuất phát từ tấm lòng của người con mới là thứ khiến cha mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất.

Vậy nên, thành công lớn nhất của cha mẹ chính là nuôi dạy con cái mình trở thành một người hiểu được sự biết ơn là gì.

Nuôi dạy một đứa trẻ biết ơn là phước lành lớn nhất của cha mẹ

10 năm trước, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin một người đàn ông ở trần, một tay đỡ bao hàng hóa nặng trên lưng, tay kia nắm chặt tay đứa con trai khoảng 4 tuổi.

Khoảnh khắc này khiến cho không ít người cảm thấy rất xúc động trước tình cảm và sự hy sinh của người cha dành cho mình.

img

Bức ảnh gây bão mạng năm nào tại Trung Quốc.

Bây giờ, cuộc sống của 2 cha con không còn quá vất vả nữa.

Cả gia đình không phải chen chúc trong căn phòng đi thuê vỏn vẹn 20m2, họ đã có thể sống thoải mái trong một căn nhà rộng 60m2 ở Trùng Khánh.

Đứa con trai theo chân bố năm nào giờ đã là cậu bé 14 tuổi, mỗi ngày sau khi học bài xong đều vội vàng vào bếp nấu cơm cho bố mẹ mình.

img

2 cha con hiện nay.

Khi chia sẻ về người bố, cậu con trai này đã đưa ra một lá thư tay:

"Bố à! cuộc sống bây giờ không còn quá khó khăn như trước nữa. Bố không cần phải chịu khổ nữa đâu.

Bố có thể chia sẻ với con mà, đừng cố chịu áp lực một mình mãi như vậy. Con lúc nào cũng sẽ ở bên cạnh bảo vệ bố.

Con thực sự rất biết ơn bố. Bố đã nuôi con khỏe mạnh suốt 14 năm. Điều mà con muốn nói với bố nhất bây giờ là con yêu bố rất nhiều".

Khi nhận được lá thư tay này của con trai, người bố không khỏi xúc động mà bật khóc.

Những khó khăn, vất vả nuôi và dạy con được con trai hiểu và biết ơn như vậy, ông cảm thấy mọi thứ mình chịu đựng suốt bao năm qua thật không uổng công.

Dù rằng ông không thể cho con trai mình cuộc sống sung túc, nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất của ông là đã nuôi dạy con mình trở thành một đứa trẻ sống có tình, biết ghi nhớ công ơn bố mẹ hy sinh.

Hay một câu chuyện khác cũng là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn mà cha mẹ cần giáo dục con cái mình.

Năm ngoái, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin một thiếu niên sau khi thi xong đại học đã tiến về phía mẹ mình, quỳ xuống đất và nói một cách trìu mến: "Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ suốt thời gian qua đã chăm chỉ làm việc nuôi con ăn học đến bây giờ".

img

Người con sẵn sàng quỳ gối cám ơn công lao nuôi dưỡng của người mẹ.

Khi nghe câu nói này, người mẹ không khỏi xúc động và bật khóc.

Vậy là sau bao cay đắng, vất vả khi làm mẹ đơn thân, cuối cùng bà cũng có thể thấy con mình sống một cách tử tế.

Cậu thiếu niên hiểu và biết ơn những vất vả mà mẹ mình đã phải trải qua suốt bao nhiêu năm.

Kết quả kỳ tuyển sinh năm nấy, cậu được nhận vào Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh với số điểm rất cao.

Khi cha mẹ nuôi dạy một đứa trẻ biết cách biết ơn, chúng sẽ nhận ra trách nhiệm của mình và không ngừng cố gắng, nỗ lực hơn.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ tài năng chưa hẳn đã là một điều tốt, nhưng nuôi dạy một đứa trẻ sống biết ơn là phước lành lớn nhất của bậc làm cha làm mẹ.

Nhà văn Tất Thục Mẫn từng nói: "Nếu cha mẹ yêu thương con mình, hãy để chúng bắt đầu yêu cha mẹ và những người xung quanh hết mức có thể.

Điều này cực kỳ tốt trong sự phát triển của một đứa trẻ và mang tới nhiều lợi ích trong tương lai của chúng".

Yêu con là dạy con biết cách biết ơn, đó là tầm nhìn và trách nhiệm của bố mẹ

Chỉ có một đứa trẻ biết ơn mới có thể vâng lời cha mẹ, quan tâm đến người khác, yêu thương bản thân và mọi người.

Nếu một đứa trẻ không hiểu sự biết ơn là gì, lúc nào bố mẹ cũng sẵn sàng làm mọi thứ cho chúng, điều này sẽ khiến chúng không biết cách trân trọng mọi thứ.

Có một câu chuyện được chia sẻ trên mạng được nhiều phụ huynh suy ngẫm.

Một người mẹ có con gái đang học lớp 1 bị ốm.

Khi người mẹ quá mệt không thể làm bất kỳ điều gì, cô con gái đã thức dậy sớm, tự vào bếp nấu ăn rồi mang tới cạnh giường mẹ mình một chiếc bánh và ly sữa rồi nói: "Mẹ ơi, đến giờ ăn rồi. Mẹ ráng ăn chút gì đi cho khỏi bệnh".

img

Cô bé sẵn sàng làm mọi thứ chăm sóc mẹ đang đau ốm.

Khi người mẹ thức dậy đã thấy con gái mang sẵn chậu rửa mặt và vắt sẵn kem đánh răng.

Lúc này người mẹ cảm thấy những công sức mà mình dạy dỗ, chỉ bảo con gái suốt thời gian qua cuối cùng đã thành công.

Mỗi ngày, người mẹ này thường để con gái mình tự làm việc nhà, tự nấu ăn, tự mình làm tất cả mọi thứ.

Cô luôn nói với con gái rằng "vì mẹ phải ra ngoài làm việc rất vất vả nên con hãy cố gắng giúp mẹ tự làm mọi thứ trong khả năng".

Hiểu được điều đó, cô gái cô ngay từ đó đã biết tự mặc quần áo, tự rửa bát, tự quét nhà.

Những trải nghiệm này không phải là sự "bóc lột" sức lao động của một đứa trẻ, mà nó khiến cho trẻ hiểu được sự khó khăn, vất vả của người lớn, từ đó chúng sẽ sống có trách nhiệm và biết ơn bố mẹ mình nhiều hơn.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi tình yêu và sự biết ơn sẽ sớm trở thành một người thành công sau này

Nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ, bà Wendy Mogel nói: "Khi cha mẹ cố gắng hết sức để cho con cái sống trong môi trường thoải mái nhất, khi lớn lên chúng sẽ không biết cách đối mặt với những thất bại thông thường.

Đối với trẻ em, hãy để chúng trải nghiệm sự khó khăn của sự sống còn, học cách làm việc chăm chỉ, hiểu được lòng biết ơn là những cách giáo dục đúng đắn nhất. Mong tất cả các bậc cha mẹ nuôi dạy một đứa trẻ sống biết ơn".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.