Trong giai đoạn hình thành tính cách, cha mẹ nên chú ý để kịp thời giúp đỡ và điều chỉnh. 85% ~ 90% tính cách của trẻ được hình thành ở độ tuổi 7 ~ 12. Thời kỳ này rất quan trọng trong việc định hướng tính cách của trẻ. Nếu cha mẹ nắm bắt được cơ hội, con cái chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng.
Sau đây là 3 điều mà giáo sư Đại học Harvard khuyên cha mẹ nên làm trước khi con của họ tròn 13 tuổi.
1. Khuyến khích trẻ tò mò
Mọi người đều có tính tò mò, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong con mắt của những đứa trẻ, thế giới thật kỳ thú, có những món đồ chơi trong mắt người lớn thì chẳng ra làm sao, nhưng đối với trẻ thì lại là thứ cực kỳ thú vị.
Sự tò mò là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy trẻ chủ động quan sát và tìm tòi suy nghĩ, hơn cả chính là phát triển tư duy sáng tạo. Do đó, cha mẹ cần phải biết bảo vệ và khuyến khích con mình tò mò và suy nghĩ liên tục.
Trên thực tế, thế giới này có rất nhiều nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà vật lý... Tại sao họ lại có thể xuất sắc, tạo ra những thứ siêu phàm đến vậy, đó không chỉ là nhờ vào sự chăm chỉ mà điều quan trọng nhất là họ không ngừng tưởng tượng, tò mò, quan sát tỉ mỉ và luôn suy nghĩ khác biệt.
Trong cuộc sống đời thực, nhiều cha mẹ đang tự tay hủy hoại sự tò mò của con cái. Đó là họ không thể kiên nhẫn trả lời những câu hỏi mà trẻ thắc mắc. Thậm chí trong mắt họ, những thứ trẻ hỏi chẳng liên quan gì tới việc học nên không cần thiết phải trả lời. Điều này về lâu dài sẽ thui chột sự tò mò của trẻ.
Vậy nên, cha mẹ cần khuyến khích con mình tò mò về mọi thứ, đưa chúng ra ngoài để khám phá thế giới hơn. Điều này không chỉ giúp trẻ thông minh và còn mở mang tầm nhìn.
2. Kích thích tiềm năng học tập của trẻ
Học tập là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự chăm chỉ không ngừng. Cha mẹ lúc nào cũng nói với con mình: "Học nhiều thì mới có tương lai con à!". Nói như vậy không những không khuyến khích trẻ ham học mà còn khiến chúng chẳng còn hứng thú học hành nữa.
Để kích thích tiềm năng học tập của trẻ, cha mẹ nên là một tấm gương học tập tích cực. Cha mẹ chính là giáo viên đầu đời của con cái, vậy nên sự tiếp xúc lâu dài có thể khiến trẻ dễ dàng bắt chước những thói quen tốt từ cha mẹ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải kích thích sự tò mò trong những chủ đề mà trẻ bắt đầu có sự quan tâm. Cha mẹ nên để trẻ chủ động trong việc học, định hướng, khuyến khích chúng thay vì ra lệnh phải đạt được cái này làm được cái kia.
3. Nuôi dưỡng thói quen đọc sách ở trẻ
Đọc sách có thể giúp trẻ hình thành tính cách tốt, trở thành một người sống có đạo đức. Tại Phần Lan, một nơi được ví như "đất nước của việc đọc". Trẻ em ở đây bắt đầu tiếp xúc với việc đọc sách từ lúc 0 tuổi. Hầu hết mọi gia đình đều có một góc đọc sách. Bên ngoài các thư viện cộng đồng hoặc di động được xây dựng rất nhiều.
Nếu đến Phần Lan, mọi người sẽ dễ dàng thấy cha mẹ thường thấy những người đang chú tâm vào đọc sách khắp mọi nơi, từ công viên, trên đường đi, chỗ chờ xe buýt, tàu điện ngầm... Ở đất nước này, không có đứa trẻ nào là không thích đọc sách, không khí đọc sách bao trùm khắp mọi nơi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận