Giáo dục

Giáo sư nổi tiếng TQ nói phụ huynh không cần cho con học 3 lớp năng khiếu này

26/01/2022, 01:00

Không phải cứ học càng nhiều càng tốt, bố mẹ nên cân nhắc việc cho con cái học thêm những lớp học sau đây.

Bố mẹ nào cũng đều mong con mình thông minh, lanh lợi. Ngoài việc đầu tư vào các môn chính khóa ở trường, một số bố mẹ còn không tiếc tiền cho con cái học thêm các lớp năng khiếu khác nhau. Họ hy vọng rằng, con cái có thể phát triển nhiều mặt trong tương lai.

Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là, khi đăng khí cho con mình học các lớp theo sở thích, liệu trẻ có thực sự đam mê và hứng thú học nghiêm túc hay không? Nếu trong thâm tâm của đứa trẻ hoàn toàn không hứng thú với những gì bố mẹ đăng ký học, mọi thứ sẽ phản tác dụng.

img

Ảnh minh họa.

Con trai của cô Vương ở Trung Quốc đang học lớp 3. Mặc dù điểm số của cậu bé không quá tệ nhưng cô Vương vẫn ép con mình đi học thêm một lớp học đàn. Sau một học kỳ, kết quả học tập của cậu bé không những không tiến bộ mà ngược lại còn tụt dốc rất nhiều, điều này khiến cô Vương rất hoang mang.

Sau nhiều lần thủ thỉ với con trai, cuối cùng cô Vương cũng biết được nguyên nhân thực sự. Hóa ra do con trai cô không thích phương pháp giảng dạy của cô giáo dạy đàn, cảm thấy mỗi lần đi học đều rất mệt mỏi và chán nản.

Vì vậy, việc học thêm lớp năng khiếu này đã làm phân tán năng lượng của cậu bé, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Cô Vương cảm thấy hối hận khi đã đăng ký cho con mình học thêm lớp năng khiếu này.

Trên thực tế, có nhiều phụ huynh giống như cô Vương, vì muốn con mình xuất sắc về mọi mặt nên không tiếc tiền của đầu tư cho con học các môn năng khiếu như vẽ, đàn, múa, nhảy…

img

Giáo sư Lý Mai Cẩn.

Tuy nhiên, giáo sư nổi tiếng Trung Quốc, bà Lý Mai Cẩn từng đề cập tới 3 kiểu lớp học năng khiếu sau đây, nó không chỉ vô ích mà còn lãng phí tiền bạc.

1. Các lớp học năng khiếu trẻ không thích

Cũng giống như trường hợp của con cô Vương ở trên, khi trẻ không thích môn đó nhưng vẫn bị mẹ ép đi học, khiến chúng không có hứng thú học hành.

Những lớp học năng khiếu được tạo ra dành cho những đứa trẻ thực sự quan tâm. Chỉ khi trẻ yêu thích môn học đó, chúng mới phát huy hết thế mạnh của mình và ngày càng tiến bộ hơn sau khi học.

Việc ép trẻ theo học những môn năng khiếu chúng không thích, nó vừa lãng phí tiền bạc vừa không có tác dụng, thậm chí còn ảnh hưởng tới kết quả học tập trên lớp và cả mối quan hệ cha mẹ - con cái.

img

2. Các lớp học đại trà quá đông học viên

Đối với các lớp năng khiếu, nó được chia làm 2 loại: Đại trà và kèm riêng. Nhiều phụ huynh sẽ chọn lớp đại trà với số lượng học viên đông để tiết kiệm tiền. Trên thực tế, lớp học này không có tác dụng gì đối với trẻ cả. Vì học viên đông nên giáo viên không thể quan tâm đến tất cả, bên trong lớp học cũng rất lộn xộn, trẻ không có động lực học.

Đối với kiểu lớp học như thế này, việc bỏ thời gian đi học nhưng không tiếp thu được gì chỉ khiến trẻ mệt mỏi và lãng phí tiền của của bố mẹ.

3. Các lơp ươm mầm thiên tài

Rất nhiều cơ sở giáo dục, trung tâm sử dụng các khẩu hiệu ươm mầm thiên tài để thu hút sự quan tâm của phụ huynh. Tâm lý bố mẹ nào cũng muốn con mình trở nên thông minh, giỏi giang nên không tiếc tiền của cho con theo học.

img

Tuy nhiên, rất ít có những đứa trẻ trở nên thông minh hơn nhờ học theo kiểu giáo dục này. Về cơ bản, hầu hết trẻ đều có IQ ở mức bình thường, nếu muốn cải thiện chỉ có thể dựa vào nỗ lực và sự chăm chỉ của bản thân mới tiến bộ nhanh được. Vì thế, việc đăng ký cho con cái theo học những khóa này chỉ đơn thuần thỏa mãn tâm lý của bố mẹ chứ không khiến trẻ trở nên thông minh hơn.

Hiện nay, áp ực bài vở trên trường của một học sinh tương đối lớn. Việc tăng môn học, kéo dài giờ học, bài tập về nhà khiến các trẻ quá tải, các bậc phụ huynh không những không cân nhắc mà còn cho con học thêm những thứ không cần thiết khác, điều này sẽ dẫn tới nhiều hậu quá nghiêm trọng.

Nếu tiếp tục cho con cái theo học những lớp học trên, về lâu dài nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ mà còn khiến chúng cảm thấy chán học. Vì vậy, khi cho trẻ vào lớp học theo sở thích phải được sự đồng ý của chúng. Chỉ khi trẻ thực sự quan tâm và muốn học thì chúng mới nghiêm túc cố gắng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.