Chuyện dọc đường

Hiện thực hóa lợi thế về địa lý

06/10/2016, 17:37

Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động nhất thế giới, có lợi thế lớn để trở thành một “căn cứ hậu cần...

2

Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) mỗi ngày xuất, nhập khẩu cả trăm container hàng hóa - Ảnh: BQN

Các nước khu vực ASEAN thường phân biệt thành hai nhóm những nước lục địa và những nước hải dương. Thế nhưng, Việt Nam có lợi thế rất lớn và hoàn toàn có thể nằm ở cả hai nhóm vừa là một nước lục địa, vừa là nước hải dương vì có một đường biển rất dài. 

Nhờ địa thế đó mà Việt Nam có thể trở thành trung gian quá cảnh hàng hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thực tế, hàng hóa của Việt Nam, dù nhập khẩu vào để tiêu thụ hay xuất khẩu ra nước ngoài đều không phải quá cảnh qua các nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang các nước khác đều có khả năng phải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi tại lãnh thổ Việt Nam.

Thử hình dung, đối với hàng hóa được sản xuất tại Lào, Campuchia nếu được quá cảnh qua Việt Nam thuận lợi để đến với thị trường phía Nam Trung Quốc, chắc chắn sẽ nhanh và rẻ hơn nhiều so với việc quá cảnh qua các quốc gia khác như: Thái Lan, Myanmar. Đấy là chưa nói đến những ưu thế tuyệt đối khi vận chuyển hàng hóa từ các quốc gia Đông Nam Á lục địa đến các cảng biển của Việt Nam để từ đó đi đến các khu vực khác trên thế giới.

Nói vậy để thấy Việt Nam đang nằm giữa vùng kinh tế sôi động nhất thế giới, ở vị trí trung tâm của khu vực và có lợi thế lớn để trở thành một “căn cứ hậu cần”, trung chuyển hàng hóa của cả khu vực. Tuy nhiên, để hiện thực hóa cơ hội này, ngoài việc cần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đồng bộ các loại hình vận tải, kết nối các phương thức và tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải qua biên giới thì còn cần sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của rất nhiều lĩnh vực khác như: Hải quan, an ninh, kiểm dịch y tế

Quan trọng hơn, chúng ta cần phải có một khung pháp lý ổn định và thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này trong thời gian tới. Điều này càng quan trọng hơn khi chúng ta hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tham gia sâu hơn vào các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.