Khi trẻ ở tuổi vị thành niên cần được giáo dục như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu con cái không quan tâm đến bố mẹ. Làm sao để xoa dịu khi trẻ trở nên nghịch ngợm, phá phách, không nghe lời bố mẹ?
Đừng coi thường những vấn đề này, bởi nếu bố mẹ không xử lý tốt có thể bỏ sót những nút thắt trong quá trình trưởng thành của con mình. Thậm chí, nó còn gây ra những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến hạnh phúc cả đời một đứa trẻ.
Sau đây, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở trực thuộc Đại học Thanh Hoa, đồng thời là tiến sĩ giáo dục, ông Wang Dianjun có những chia sẻ về vấn đề xoay quanh một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên.
Ông Wang Dianjun.
Khi trẻ ở tuổi vị thành niên, chúng ở trong độ tuổi “nắng mưa thất thường”, lúc đầy háo hức vui vẻ, lúc hoang mang lo lắng. Vì thế, trẻ cần được hỗ trợ và vai trò của bố mẹ lúc này rất quan trọng.
Tuổi mới lớn không chỉ là vấn đề của trẻ mà còn có cả các bậc phụ huynh. Vậy làm sao để xoa dịu những đứa trẻ nổi loạn ở tuổi vị thành niên này?
Câu trả lời của tiến sĩ Wang Dianjun đó là: Bố mẹ nên nấu ăn nhiều hơn và ít nói chuyện lại. Chỉ với 2 mẹo nhỏ này, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái sẽ cải thiện tốt hơn.
Theo tiến sĩ Vương, bố mẹ nên tránh va chạm trực tiếp với con cái. Khi con cái khó khăn có thể đứng ra giúp đỡ và đồng hành nhưng đừng cố thay đổi trẻ.
Lúc này, bố mẹ phải biết con mình thích ăn gì, bản thân nên làm những món gì trẻ thích ăn. Mặc dù sẽ có lúc trẻ sẽ mặc kệ bố mẹ nhưng bạn cần học cách bao dung và chờ đợi.
Sau giai đoạn này, trẻ sẽ không còn phiền phức và khó chiều như vậy nữa.
Đặc biệt, nếu đứa trẻ tự động làm việc nhà, dọn dẹp gọn gàng, bố mẹ cũng đừng tỏ ra quá quan tâm và nói những lời mang tính khiêu khích, nếu không trẻ sẽ không bao giờ đụng vào việc nhà nữa.
Ở lứa tuổi này, trẻ thường nghe theo lời người khác thay vì là bố mẹ. Vì thế, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp giáo dục gián tiếp khi muốn trẻ nghe lời mình.
Bố mẹ nên làm gì khác trong thời kỳ nổi loạn của tuổi teen?
Thông thường, bố mẹ hay phàn nàn con mình còn nhỏ rất ngoan nhưng khi lớn lên lại rất bướng bỉnh.
Đặc biệt, cảm xúc của trẻ rất thất thường ở tuổi vị thành niên. Thậm chí có những xung đột khiến bố mẹ cảm thấy bất lực.
Vậy thì bố mẹ nên giáo dục con cái ở tuổi vị thành niên như thế nào?
- Tôn trọng
Bố mẹ không nên lúc nào cũng nhìn chăm chăm vào điểm yếu của con mình, càng không nên so sánh với những đứa trẻ khác.
Khi nói chuyện với con, bố mẹ nên tập trung vào điểm mạnh, khuyến khích chúng phát triển sở thích của mình và bớt phàn nàn lại.
- Lắng nghe
Việc giao tiếp với con cái đòi hỏi sự kiên nhẫn lắng nghe. Để việc lắng nghe diễn ra hiệu quả, bố mẹ không được làm gián đoạn lúc trẻ nói chuyện và tập trung vào việc trẻ đang nói. Nếu thường xuyên lắng nghe con cái nói, bố mẹ sẽ thân thiết với trẻ hơn.
- Cho phép trẻ mắc lỗi
Ở độ tuổi này, trẻ không tránh khỏi có những lúc bồng bột, thiếu suy nghĩ, dẫn đến mắc sai lầm. Việc sai sót là điều khó tránh khỏi.
Vậy nên, bố mẹ hãy cho phép con cái được mắc sai lầm và tự chịu trách nhiệm với những gì mình đã gây ra.
Đặc biệt, bố mẹ không nên sử dụng bạo lực lúc này nếu không sẽ gây ra nhiều hệ lụy hơn.
Một đứa trẻ trong thời kỳ nổi loạn bắt chước rất nhanh. Nếu bố mẹ nói và làm những việc tốt, điều đó ảnh hưởng tích cực tới trẻ.
- Cảm thông và nói chuyện bình đẳng với con cái
Việc đối xử bình đẳng đối với con cái ở tuổi vị thành niên rất quan trọng.
Khi con cái cảm nhận được bố mẹ tôn trọng mình, chúng sẽ cởi mở, việc giao tiếp lúc này không gặp nhiều rào cản nữa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận