Làm báo cùng Giao thông

Hối lộ: Tội người nhận hay người đưa?

30/12/2017, 07:05

Hàng loạt vụ án lớn được đưa ra xét xử gần đây có yếu tố quan chức nhận hối lộ tiền tỷ...

hoi-lo2

Ảnh minh họa

Nhưng đó là những đại án được điểm mặt chỉ tên, còn trong xã hội có biết bao dạng hối lộ khác vẫn tồn tại. Thậm chí, việc người Nhà nước nhận tiền để làm việc nọ, việc kia dường như đã trở thành chuyện bình thường khiến người ta không phải che đậy, giấu diếm bằng mọi cách. Ví dụ như chuyện xin cho con vào trường A, trường B học trái tuyến sẽ tương đương với chuyện mất một khoản tiền nào đó mà người ta thường gọi là giá thị trường. Một giấy phép xây nhà, một giấy phép làm gì đó đều có giá của nó.

Tại sao lại như vậy? Và làm gì để thay đổi? Mới đây, tại một hội thảo phòng chống tham nhũng, một số chuyên gia, luật sư đề xuất: Phi hình sự hóa tội đưa hối lộ.

Họ lý giải không ai muốn đưa hối lộ. Vì bị chèn ép, bị dọa dẫm quá nên mới dùng tiền để giải quyết. Hối lộ xong, lại không dám tố cáo vì sợ bị khép vào tội hình sự. Nếu bỏ tội môi giới, hối lộ, thì sau khi sự việc hối lộ hoàn thành, người đưa hối lộ mới dám tố cáo hành vi ép hối lộ của quan chức.

Thoạt đầu nghe có vẻ hợp lý, cũng có nhiều ý kiến đồng tình bởi người có vai vế, có quyền hạn ở đây là người Nhà nước. Không ai ép được họ nhận hối lộ nếu họ không muốn. Và nếu họ nhận, họ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao chứ không thể “êm ấm” như hiện nay.

Nhưng nghĩ đi phải nghĩ lại, nếu người bị ép đưa hối lộ đã muốn tố cáo, họ hoàn toàn có thể củng cố bằng chứng và thuê luật sư bảo vệ khi ra tòa. Điều đáng nói là có bao nhiêu phần trăm người đưa hối lộ bị ép? Hay là họ tự nguyện, thậm chí tiếp cận, mua chuộc, hối lộ để mưu lợi cho bản thân.

Nếu bỏ tội danh môi giới, hối lộ thì không khác nào khuyến khích việc này, không bị luật pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, người ta sẽ tìm mọi cách để chi tiền để có được những tờ giấy có dấu đỏ đi kèm quyền lợi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.