Thời sự

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay

13/02/2024, 07:12

Những mảng màu rất riêng trong bức tranh đầy màu sắc của làng quê Việt Nam được các nghệ nhân làng nghề thêu ren Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo khéo léo thêu dệt trên khung lụa một cách tinh xảo, sống động.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 1.

Cách thành phố Hải Dương khoảng 20km về phía nam, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ nổi tiếng khắp nơi về nghề thêu, đây là một nghề cổ truyền từ lâu đời. Đến đầu thế kỷ XX, nghề thêu ở thôn Xuân Nẻo được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Sản phẩm là các bức tranh thêu với đa dạng chủ đề chủ yếu là cây, hoa lá, động vật và một số hình ảnh tiêu biểu về thắng cảnh của đất nước Việt Nam.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 2.

Theo lời kể của những bậc cao niên trong làng, nghề thêu tay bắt đầu được hình thành ở thôn Xuân Nẻo khoảng những năm 1920 của thế kỷ trước, sau đó mở rộng sang các thôn Ô Mễ, Lạc Dục. Có thời điểm, với chủ trương khuyến khích nghề thêu ren, xã Hưng Đạo tích cực mở lớp dạy nghề, số người học nghề thêu tăng nhanh, năm 1970 toàn xã có khoảng 2.000 người biết thêu.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 3.

Lớn lên trong một gia đình có 4 đời làm nghề thêu, nghệ nhân Phạm Thị Hòa được bố dạy thêu cho từ năm lên 8 tuổi, đến nay đã gắn bó với nghề ngót 60 năm chia sẻ: "Để làm ra một sản phẩm thêu có chất lượng rất kỳ công. Với mỗi bức tranh thêu, người thợ cần phác thảo bản vẽ để định hình bố cục bức tranh và vẽ các chi tiết, rồi dùng giấy nến, bút kim đục theo đường vẽ, dùng dầu xoa cho nét vẽ “ăn” xuống nền vải. Xong công đoạn phác thảo rồi mới bắt đầu đi những đường thêu. Do vậy, để có bức thêu đẹp, người thợ vừa phải khéo tay, vừa phải dồn tâm trí khi thêu, sản phẩm mới sống động, có hồn”.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 4.

Chủ đề của những sản phẩm thêu truyền thống ở Xuân Nẻo thường là những hình ảnh gắn liền với làng quê, với sinh hoạt đời thường: cây đa, sân đình, bờ ao, con trâu, lũ trẻ, hoa sen, hoa cúc, cảnh sinh hoạt, sản xuất của người dân...

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 5.

Với mong mỏi giữ lấy nghề truyền thống của quê hương, các nghệ nhân vô cùng mừng vui, sẵn lòng hướng dẫn cho những ai muốn học thêu. Nghệ nhân Phạm Thị Hòa còn mở lớp dạy thêu miễn phí cho người khuyết tật. "Tôi thấy phấn khởi vì mình đã truyền được nghề cho các cháu, giúp các cháu không chỉ nuôi được bản thân mà còn nuôi được con cái, chăm lo gia đình", nghệ nhân Phạm Thị Hòa chia sẻ.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 6.

Tác phẩm tranh thêu được làm bằng chỉ tơ thêu trên vải lụa tơ tằm, màu sắc và đường nét tinh tế ở từng chi tiết nhỏ đã chiếm được sự ưa chuộng của thị trường trong và ngoài nước.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 7.

Nghệ nhân Phạm Thị Hòa bên tác phẩm thêu tay của mình.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 8.

Để phù hợp thị hiếu người dùng, sản phẩm đa dạng hơn như dòng tranh nghệ thuật thêu phong cảnh đồng quê, danh thắng, bộ tranh tứ quý, các tích cổ… cũng được các nghệ nhân làng thêu Xuân Nẻo cho ra đời, vô cùng độc đáo và đẹp mắt.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 9.

Chính sự kì công, tỉ mỉ trên mỗi bức tranh nên mỗi tác phẩm sau khi hoàn thiện đều có giá thành rất cao, vừa mang lại thu nhập cho người dân, vừa lưu giữ nghề truyền thống của quê hương, đất nước.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 10.

Sau nhiều lần làm đi làm lại, năm 2012, nghệ nhân Phạm Thị Hòa cho ra mắt bức tranh thêu chân dung Bác Hồ.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 11.

Bức tranh phong cảnh được thể hiện trên vải lụa qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Nguyễn Thị Hoan.

Hồn quê trong những bức tranh thêu tay - Ảnh 12.

Xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ hiện có khoảng 200 thợ thêu, trong đó có 11 nghệ nhân (1 nghệ nhân nhân dân, 3 nghệ nhân ưu tú và 7 nghệ nhân làng nghề). Nghề thêu ở Hưng Đạo đã có từ lâu đời với nhiều sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc, hấp dẫn du khách, nhất là khách nước ngoài.


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.