Nếu vẫn còn đang hoài nghi về sự so sánh Hòn Thơm với Boracay thì cần biết rằng, Hòn Thơm hoàn toàn có khả năng gây “thương nhớ” với một người xa lạ dù họ chưa từng đặt chân tới, thậm chí nhớ nhung nhiều hơn cả Boracay bởi vẻ đẹp trứ danh pha trộn giữa nét mộc mạc hoang sơ với những trải nghiệm chỉ có tại đảo thiên đường.
Từ nơi ngụ cư của dân chài nghèo
Hòn Thơm là một hòn đảo xinh đẹp nằm ở Nam đảo Phú Quốc với diện tích khoảng 6km2. Có diện tích tương đương và được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng cùng cảnh sắc tuyệt mỹ nên thiên đường nhiệt đới “mới nổi” này được ví như Boracay của Việt Nam.
10 năm trước, Hòn Thơm đúng nghĩa là một “chợ cá” đầy ắp với đủ loại tàu đánh cá các cỡ neo đậu để trao đổi buôn bán sau chuyến ra khơi. Bờ biển dốc thoai thoải, tàu du lịch nhỏ không thể cập bến sát bờ nên hiếm hoi lắm mới có đoàn khách “phượt” ghé chơi chốc lát.
Du khách ra đảo sớm mai, tắm biển, ngắm trời ngắm núi, rồi lại vội vã lên cano, lên tàu về đất liền khi chiều chưa buông. Hòn Thơm khi đó tựa như cô gái đẹp vẫn còn ẩn mình giữa trùng khơi.
Trên bờ cát trắng xóa là những khu chợ nhỏ nhưng khá náo nhiệt, tất cả chủ yếu phục vụ cho những khách lạ đến từ các tàu đánh cá ở Cà Mau, Phú Quốc, Rạch Giá... đang neo đậu ngoài kia.
Những hàng quán tạm bợ dựng lên hầu như chỉ bán cho dân đi tàu ghé nghỉ tạm. Đi suốt con đường cát nhỏ rợp bóng dừa, dài khoảng một ki lô mét chạy từ phía nam đến phía bắc đảo chính là nơi dân cư trên đảo sinh sống.
Do đặc thù tập quán, tàu thuyền ngư dân thường kéo nhau đổi chỗ nên những dãy hàng quán hay căn nhà ở chỉ là những mái lá, nhà gỗ xập xệ, tìm đỏ mắt cũng khó thấy một căn nhà tường xây khang trang trên hòn đảo rộng khoảng 6km2 này.
Sự thức giấc của Hòn Thơm
Năm 2015, chính quyền huyện Phú Quốc đã xác định Hòn Thơm - hòn đảo lớn nhất trong cụm đảo An Thới sẽ phát triển theo hướng du lịch giải trí và nghỉ dưỡng.
Và rất nhanh chóng, chỉ vỏn vẹn sau vài năm, hạ tầng đảo nhỏ lột xác toàn diện với những công trình “khủng” được đầu tư bởi Tập đoàn Sun Group.
Nếu trước đó, xã đảo vẫn chưa có điện lưới, sóng điện thoại cũng hết sức phập phù, đi lại đến đảo bất tiện đủ đường thì nay, nhờ hệ thống cáp treo ba dây vượt biển dài nhất thế giới, chỉ chưa đầy 15 phút, du khách sẽ có mặt tại đảo. Không chỉ điện lưới sẵn sàng thắp sáng ngày đêm mà wifi còn được phủ tới tận cabin cáp treo.
Tại điểm cuối của cáp treo ở Hòn Thơm, một tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Hon Thom Nature Park sôi động bốn mùa cũng đã hình thành, biến “chợ cá” nhếch nhác ngày nào thành trung tâm giải trí đẳng cấp bậc nhất đảo Ngọc Phú Quốc.
Những màn biểu diễn và hội hè tưng bừng khắp chốn, thêm công viên nước hiện đại nhất Đông Nam Á Aquatopia khiến trải nghiệm của du khách như được nối dài bất tận.
Những bãi Nồm, bãi Nam, bãi Chướng, bãi Trào vốn có phần “hoang dại” và lặng lẽ bên những bóng dừa nghiêng nghiêng, giờ đây đã thực sự “thức giấc” bởi loạt trải nghiệm biển như mô tô nước, dù lượn, kayak,… cuốn hút du khách vui chơi quên lối về.
Đến tương lai an cư xa xỉ của giới nhà giàu
Sự “lột xác” nhanh chóng của Hòn Thơm kéo theo cục diện du lịch trên đảo đã thay đổi, du khách không còn tập trung ở Bắc, Trung đảo mà ly tâm xuống phía Nam, khu vực quần đảo An Thới, trong đó thu hút số 1 là đảo Hòn Thơm.
Năm 2019, Phú Quốc đón hơn 5,1 triệu lượt khách, góp phần chính vào khoản doanh thu gần 19.000 tỷ đồng từ du lịch của Kiên Giang, trong đó khu vực Nam đảo mà nổi bật là Hòn Thơm cũng góp vào đó lượng khách không nhỏ.
Cùng với việc đón nhận một nguồn vốn khổng lồ đổ vào hạ tầng giao thông và du lịch, trong tương lai gần Hòn Thơm hứa hẹn sẽ trở thành thủ phủ du lịch mới của Phú Quốc.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận