Giáo dục

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên áp dụng “luật bể cá” để dạy con

26/08/2020, 01:00

Trong thời kỳ nổi loạn này, cha mẹ càng quan tâm thì con cái càng khó chịu. Nếu áp dụng “luật bể cá”, con cái sẽ hiểu chuyện và phát triển tốt hơn.

Nhiều cha mẹ tin rằng, với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, dù có nói như thế nào đi chăng nữa cũng đều vô dụng. Thực ra, vấn đề nằm ở cách giáo dục, cha mẹ nghĩ rằng mình làm như vậy là tốt cho con, nhưng con cái lại thấy điều đó thật quá áp đặt, kết quả cuối cùng là cả 2 bên đều cảm thấy quá mệt mỏi.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, chúng thường không nghe lời cha mẹ. Nếu cha mẹ không kìm chế được tính nóng nảy, rất dễ gây ra các cuộc cãi vã không có hồi kết giữa 2 bên. Tâm trạng của trẻ trở nên tồi tệ, còn cha mẹ thì càng lo lắng hơn. Không khí gia đình lúc nào cũng căng như dây đàn.

Nếu cha mẹ mong muốn bình tĩnh lại, suy nghĩ xem có phương pháp nào phù hợp với lứa tuổi này không, hãy thử áp dụng “luật bể cá” sau đây.

“Luật bể cá” là gì?

Nếu bạn cho nhiều loài cá khác nhau vào cùng một bể, dù bạn có nuôi chúng cẩn thận và tốt đến đâu đi chăng nữa, chúng vẫn không thể lớn được nhanh. Về hiện tượng này, nhiều người cho rằng vì là cá cảnh nên mới vậy, nhưng trên thực tế không phải như vậy.

img

Nếu bạn thả những con cá này vào một cái ao lớn, bạn không cần phải chăm sóc nhiều, sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy chúng lớn rất nhanh.

Hiện tượng này nói lên một điều, cho dù là người hay động vật, một khi bị cầm tù, bị hạn chế bởi nhiều thứ xung quanh, mọi thứ sẽ không thể nào “lớn” lên được.

Cha mẹ nên vận dụng “luật bể cá” như thế nào?

1. Yêu thương chừng mực

Có lẽ câu nói: “Cha mẹ làm tất cả mọi thứ vì con” rất quen thuộc với mọi người. Nhưng liệu rằng điều này có thực sự tốt cho con cái?

Cha mẹ thích kiểm soát cuộc sống của con mình, không cho chúng không gian và tự do riêng. Liệu những đứa trẻ như vậy có thể sống tự lập và hạnh phúc trong tương lai không?

img

Cha mẹ yêu thương con cái là điều hiển nhiên, nhưng việc kiểm soát chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Việc kỷ luật quá mức khiến chúng cảm thấy căng thẳng tâm lý, thậm chí có thể gây ra trầm cảm.

Tốt hơn hết cha mẹ nên nhìn nhận sự việc từ góc độ của con cái. Thay vì rao giảng mớ lý thuyết tốt cho con này nọ, cha mẹ nên đứng trên quan điểm là một người bạn đồng hành để thấu hiểu con mình trong từng giai đoạn phát triển. Có như vậy, cha mẹ mới tìm ra những giải pháp phù hợp cho các vấn đề xảy ra.

2. Luôn dành cho con cái một khoảng không gian riêng

Tình yêu không chỉ có sự kiểm soát mà còn có sự buông bỏ. Kiểm soát quá mức chỉ khiến cho con cái cảm thấy khó thở, hằng ngày phải sống trong áp lực, căng thẳng, cha mẹ mệt mà còn cũng mệt.

img

Ảnh: Mainichi

Thực ra, ở một khía cạnh nào đó, nổi loạn cũng có nghĩa là không bằng lòng với những điều mình đang có. Thế nhưng, biểu hiện của trẻ đôi khi lại hơi vụng về, có thể gây tổn thương cho gia đình và bản thân.

Lúc này, là cha mẹ, bạn cần phải hiểu con cái của mình, dù là quan tâm hay chăm sóc thì chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Con cái luôn muốn bản thân có những không gian riêng mà cha mẹ không can thiệp vào, hiểu được điều đó, chúng sẽ tôn trọng và nghe lời cha mẹ hơn. Hãy luôn nhớ rằng, tình yêu vừa phải luôn là tình yêu tốt nhất.

3. Giao tiếp bình đẳng để trẻ không cảm thấy áp lực

Cha mẹ thường luôn muốn con cái mình không phải đối mặt với những khó khăn mà họ đã từng trải qua. Tuy nhiên, khi thể hiện bằng lời nói, nó thường lại bị bóp méo đi ý định ban đầu, vô tình gây ra tâm lý nổi loạn của trẻ.

img

Ảnh: Mama

Cha mẹ cần phải hiểu rằng, có một số bài học trẻ sẽ không thể nào nhớ được nếu bản thân chúng chưa trải qua. Là cha mẹ, tất nhiên việc đưa ra những lời khuyên dựa trên kinh nghiệm của bản thân là điều nên làm. Nhưng điều này không có nghĩa là cấm cản con cái muốn đi theo con đường riêng của mình.

Cha mẹ lúc nào cũng muốn con cái chia sẻ với mình nhiều hơn, nhưng thái độ mà họ thể hiện lại là những hành vi ngăn cản, rầy la các kiểu, điều này càng khiến chúng không muốn nói chuyện với cha mẹ nữa.

Trẻ ở tuổi dậy thì nổi loạn là chuyện bình thường, mấu chốt vấn đề là nằm ở thái độ của cha mẹ. Cha mẹ nếu càng cố ép buộc con cái nghe theo lời của mình, kết quả cuối cùng sẽ chẳng hề tốt đẹp như mong muốn. Tốt hơn hết là nên áp dụng “luật bể cá” để con cái chịu tiếp thu hơn, không khí gia đình của hòa thuận.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.