Theo Đông y, khôi tía có tác dụng bình can, giảm can khí uất, nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. |
Khôi tía (ảnh trên) hay còn gọi cây độc lực, đơn tướng quân, khôi nhung; tên khoa học Ardisia sylvestris Pitard. Đây là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1,5-2m, thân rỗng xốp. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25-40cm, rộng 60-10cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ, mùa hoa tháng 5-7, mùa quả 7-9.
Theo Đông y, khôi tía có tác dụng bình can, giảm can khí uất, nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vì thế, nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua: Lá khôi tía 10g, chút chít 10g, bồ công anh 12g, nhân trần 12g, lá khổ sâm 12g. Tán bột, mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
Chữa đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói - no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua: Lá khôi tía 25g, mẫu lệ 20g, ô tặc cốt 15g, thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận