• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xã hội

Không nhận tố cáo qua email, điện thoại: Tại sao mãi bảo thủ?

17/11/2017, 09:10

Tại sao chúng ta lại bảo thủ khi thời đại công nghệ đã mở ra biết bao nhiêu cơ hội để cải cách?

m-don-to-cao-1491344636731

Ảnh minh hoạ

Quốc hội vừa cho ý kiến vào Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), dù Chính phủ bảo lưu quan điểm chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo "truyền thống" là tố cáo trực tiếp và tố cáo bằng đơn, nhưng cũng có nhiều ý kiến đưa ra định hướng mở rộng hình thức tố cáo qua email hoặc điện thoại.

Đây là một định hướng tích cực, đảm bảo quyền lợi của người dân và cũng phù hợp với thế giới. Rõ ràng rằng, chúng ta có thể giải quyết hàng loạt các vấn đề thông qua email, điện thoại, ngay cả giải quyết các thủ tục hành chính chúng ta còn thông qua hình thức điện tử được, thì tại sao thủ tục tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại không thể thông qua hình thức này.

Nhiều quan điểm cho rằng, nếu chấp nhận hình thức tố cáo này thì cơ quan thanh tra sẽ quá tải đồng thời là điều kiện để xuất hiện các thư khống, tố cáo nặc danh, nhưng tôi cho rằng việc này rất đơn giản.

Hiện nay, quy định pháp luật vẫn chỉ chấp nhận việc tố cáo trực tiếp, tố các bằng văn bản có tên tuổi rõ ràng, nhưng việc tiếp nhận tố cáo bằng hình thức email còn dễ dàng xác định danh tính hơn là các hình thức văn bản. Vậy thì tại sao chúng ta lại bảo thủ, thu mình trong cái vỏ ốc cũ trong khi thời đại công nghệ thông tin đã mở ra biết bao nhiêu cơ hội khác để cải cách?

Nếu chấp thuận hình thức tố cáo bằng email hoặc điện thoại thì chúng ta sẽ có thêm nhiều kênh đưa tiếng nói của người dân đến với cơ quan nhà nước, góp phần giải quyết những tồn tại trong xã hội, để các cơ quan nhà nước gần dân hơn, thấu hiểu những khó khăn trong cuộc sống của người dân.

Còn nếu nói về mặt khó khăn, có lẽ có hai khó khăn lớn nhất mà mọi người đều lo lắng, đó là: việc quá tải đối với các cơ quan quản lý khi tiếp nhận những thông tin tố cáo và việc khó khăn trong xác minh thông tin người gửi cũng như thông tin trong nội dung đơn tố cáo. Như báo cáo của cơ quan thanh tra: “Trong những năm qua các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh; trong đó có đến 59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai”.

Nhưng thực tế hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều chấp nhận hình thức tố cáo qua email, điện thoại và điều này họ đã đưa vào áp dụng từ rất nhiều năm.

Thời đại khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hiện nay, chậm một ngày sẽ thụt lùi một quãng rất xa, việc thụt lùi này sẽ để lại những hệ quả rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Mặt khác, hiện nay tất cả các ngành nghề đang từng bước chuyển mình để theo kịp với công nghệ thông tin thì không lẽ nào ngành thanh tra lại nằm ngoài xu hướng này?.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.