Ảnh minh họa |
Bà tôi có một đàn cháu nội ngoại. Vì thế, ngày Tết Trung thu, với bà là ngày quan trọng nhất trong năm. Thời đó còn nghèo, ký ức tôi mặc dù không nhiều của nả nhưng cũng đủ để giàu có chính là nhờ những dịp Trung thu. Bà đã chuẩn bị suốt cả năm bằng việc chăm sóc cây bưởi đường ở đầu nhà. Cây bưởi quả nhỏ, chín sớm và ngọt như đường phèn.
Chưa đến Trung Thu thì ngay cả vua chúa sống lại cũng không động được vào cây bưởi của bà. Qua tháng Ba mưa dầm, tháng Bảy mưa ngâu, bão giông chớp giật cho tới khi “tháng Tám nắng rám trái bưởi” bà mới hơi yên tâm. Lúc này những trái bưởi lúc lỉu đang chuyển dần sang màu vàng. Bất cứ ai nhìn thấy cũng tự dưng khát khô cổ. Nhưng chưa đến Trung thu thì chỉ được nhìn thôi.
Rồi cũng đến cái ngày trọng đại ấy, bà trở dậy từ sớm vo đãi gạo nếp, đỗ xanh, phồng tay vì thái những tảng đường phèn rắn như đá nhưng thơm tứa nước miếng. Suốt buổi chiều với sự trợ giúp của mẹ, bà hì hụi làm bánh rán. Bánh rán bà làm còn lâu vua chúa mới được ăn. Nó vàng xộm, căng như bơm hơi với những vết phỏng nhỏ li ti, đều tăm tắp. Bánh rán của bà vừa dẻo vừa dai, ngọt bùi béo đủ cả nhưng cầm lên ăn xong có thể lau ngay tay vào quần mà không sợ làm giây bẩn. Thần tình đến thế là những chiếc bánh rán bà nội làm.
Những quả bưởi đường, theo lệnh của bà, bây giờ mới được trảy xuống. Trước phút trăng lên, cỗ Trung thu bà làm cho chúng tôi đã đầy ngồn ngộn, được bày sẵn trên những chiếc chõng tre chân thấp. Chờ trăng qua ngọn tre bà mới phát lệnh phá cỗ. Chúng tôi cùng đồng thanh hát:
Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi nhà tôi
Có nồi cơm nếp
Có thệp bánh chưng
Có lưng vò rượu
Có chiếu vãi chài...
Bà tôi đứng nhìn, miệng luôn cười một cách sung sướng. Chúng tôi hỏi vì sao bà chẳng hề động đến bất cứ thứ gì, bà chỉ bảo: “Chúng mày ăn nhưng bà no”.
Rồi những Trung thu sau, sau nữa... mỗi bữa tiệc dưới trăng là một cái mốc ký ức tuổi thơ của tôi. Chẳng thể nào tôi đếm đủ những cái mốc ấy nhưng vị ngọt ngào của ánh trăng thì còn nguyên trong hồn tôi. Nó ướp ngọt cả những ý nghĩ, ước mơ. Nó khiến tôi bất chấp mọi cơ cực, những lầm lỗi, vấp ngã đầu đời. Chẳng ai có thể khiến tôi làm khác với điều mình nghĩ. Bởi vì chưa lúc nào tôi quên chúng tôi là hy vọng lớn nhất của bà.
Đời người thật ngắn. Vừa mới ngày nào ngồi khóc thương chú Cuội dại dột nói dối trời, giờ xục tay lên đầu đã thấy phất phơ bung ra những sợi như cước. Trong khi trăng thì vẫn thế. Mới giật mình ngộ ra nhiều điều, trong đó có nụ cười sung sướng của bà mỗi độ Trung thu. Giờ đây thì tôi tin mỗi người có riêng trong mình một vầng trăng. Vầng trăng của tôi ngọt mát như đường phèn bởi có bao nhiêu đắng cay bố mẹ, ông bà nhận hết.
Hóa ra ngay cả vầng trăng cũng không hề có sẵn ở trên trời.
Bà tôi có một đàn cháu nội ngoại. Vì thế, ngày Tết Trung thu, với bà là ngày quan trọng nhất trong năm. Thời đó còn nghèo, ký ức tôi mặc dù không nhiều của nả nhưng cũng đủ để giàu có chính là nhờ những dịp Trung thu. Bà đã chuẩn bị suốt cả năm bằng việc chăm sóc cây bưởi đường ở đầu nhà. Cây bưởi quả nhỏ, chín sớm và ngọt như đường phèn. Chưa đến Trung Thu thì ngay cả vua chúa sống lại cũng không động được vào cây bưởi của bà. Qua tháng Ba mưa dầm, tháng Bảy mưa ngâu, bão giông chớp giật cho tới khi “tháng Tám nắng rám trái bưởi” bà mới hơi yên tâm. Lúc này những trái bưởi lúc lỉu đang chuyển dần sang màu vàng. Bất cứ ai nhìn thấy cũng tự dưng khát khô cổ. Nhưng chưa đến Trung thu thì chỉ được nhìn thôi.
Rồi cũng đến cái ngày trọng đại ấy, bà trở dậy từ sớm vo đãi gạo nếp, đỗ xanh, phồng tay vì thái những tảng đường phèn rắn như đá nhưng thơm tứa nước miếng. Suốt buổi chiều với sự trợ giúp của mẹ, bà hì hụi làm bánh rán. Bánh rán bà làm còn lâu vua chúa mới được ăn. Nó vàng xộm, căng như bơm hơi với những vết phỏng nhỏ li ti, đều tăm tắp. Bánh rán của bà vừa dẻo vừa dai, ngọt bùi béo đủ cả nhưng cầm lên ăn xong có thể lau ngay tay vào quần mà không sợ làm giây bẩn. Thần tình đến thế là những chiếc bánh rán bà nội làm.
Những quả bưởi đường, theo lệnh của bà, bây giờ mới được trảy xuống. Trước phút trăng lên, cỗ Trung thu bà làm cho chúng tôi đã đầy ngồn ngộn, được bày sẵn trên những chiếc chõng tre chân thấp. Chờ trăng qua ngọn tre bà mới phát lệnh phá cỗ. Chúng tôi cùng đồng thanh hát:
Ông giẳng ông giăng
Xuống chơi nhà tôi
Có nồi cơm nếp
Có thệp bánh chưng
Có lưng vò rượu
Có chiếu vãi chài...
Bà tôi đứng nhìn, miệng luôn cười một cách sung sướng. Chúng tôi hỏi vì sao bà chẳng hề động đến bất cứ thứ gì, bà chỉ bảo: “Chúng mày ăn nhưng bà no”.
Rồi những Trung thu sau, sau nữa... mỗi bữa tiệc dưới trăng là một cái mốc ký ức tuổi thơ của tôi. Chẳng thể nào tôi đếm đủ những cái mốc ấy nhưng vị ngọt ngào của ánh trăng thì còn nguyên trong hồn tôi. Nó ướp ngọt cả những ý nghĩ, ước mơ. Nó khiến tôi bất chấp mọi cơ cực, những lầm lỗi, vấp ngã đầu đời. Chẳng ai có thể khiến tôi làm khác với điều mình nghĩ. Bởi vì chưa lúc nào tôi quên chúng tôi là hy vọng lớn nhất của bà.
Đời người thật ngắn. Vừa mới ngày nào ngồi khóc thương chú Cuội dại dột nói dối trời, giờ xục tay lên đầu đã thấy phất phơ bung ra những sợi như cước. Trong khi trăng thì vẫn thế. Mới giật mình ngộ ra nhiều điều, trong đó có nụ cười sung sướng của bà mỗi độ Trung thu. Giờ đây thì tôi tin mỗi người có riêng trong mình một vầng trăng. Vầng trăng của tôi ngọt mát như đường phèn bởi có bao nhiêu đắng cay bố mẹ, ông bà nhận hết.
Hóa ra ngay cả vầng trăng cũng không hề có sẵn ở trên trời.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận