Cây cách (ảnh trên) hay còn gọi là vọng cách, bọng cách... thuộc thân gỗ, có hình dáng hơi nhỏ, cao khoảng từ 2 - 6m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ, mọc leo hoặc có gai ở phần thân cây.
Lá cây cách có hình mũi mác, màu hơi xanh, phần chóp lá hình hơi tù hoặc mũi ngắn. Hoa của cây có kích thước nhỏ, màu trắng hơi xám, thường mọc ở ngọn cây. Quả hơi hình trứng bầu dục, không cân đối, phần gốc tròn hoặc có hình tim, khi chín quả có màu đen.
Dân gian thường dùng lá cách giúp dễ ngủ, chữa chứng cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi…
Theo Đông y, lá cách có vị ngọt, tính mát giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh mát, ngăn ngừa các chứng bệnh về nhiệt như: Nhiệt miệng, nóng trong, nóng gan, gây mụn nhọt…
Trị bệnh tiêu chảy: Dùng khoảng 20gr lá cây này, đem giã nát sau đó cho thêm chút nước sôi để nguội, đem khuấy đều, vắt nước rồi thêm chút đường. Người lớn dùng khoảng 1 chén nhỏ, tầm 35ml/ngày, trẻ em thì dùng 1 nửa liều lượng.
Trị bệnh đau nhức xương khớp: Dùng nước nấu từ lá cách hoặc có thể ăn chung với các món ăn thông thường khác…
Trị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ: Lá cách, ngâm trần, lá dành dành, cây xương khỉ, cỏ mần trầu, râu ngô, đậu đen… đem sao vàng hạ thổ, sau đó sắc với 4 phần nước còn 2 phần nước để uống
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận