"Phản ứng chiến hay chạy" là gì?
Nếu bạn đã từng 1 lần trong đời trải qua một tình huống căng thẳng - ví dụ như trong một cuộc ẩu đả, một cuộc đấu trí lực căng thẳng, một vụ tai nạn - hẳn bạn sẽ nhận thức rằng thời gian có vẻ như chậm lại và các sự kiện trong đó diễn ra lâu hơn hẳn so với bình thường.
Theo nhà sinh lý học người Mỹ, giáo sư và chủ tịch Khoa Sinh lý học tại Trường Y Harvard Walter Bradford Cannon (1871 - 1945) hiện tượng này được gọi là "fight or flight response" (tạm dịch: Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy).
"Phản ứng chiến hay chạy" (còn được gọi là Phản ứng tăng nhạy cảm quá độ, Phản ứng căng thẳng cấp tính) là một phản ứng sinh lý xảy ra để phản ứng với một sự kiện, cuộc tấn công hoặc mối đe dọa sinh tồn được nhận thấy.
Lý thuyết của ông Cannon cho rằng tuyến thượng thận của động vật phản ứng với các mối đe dọa bằng cách tiết ra một loạt các hormone.
Những hormon này tác động đến hệ thần kinh tự chủ ( còn gọi là hệ thần kinh thực vật) thứ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, nhịp hô hấp, phản ứng đồng tử...
Tiếp theo là các phản ứng tức thời liên quan đến việc chuẩn bị cho cho các hoạt động cơ mạnh mẽ bao gồm tăng hoạt động của tim và phổi, ức chế hoạt động tiêu hóa, giải phóng các nguồn năng lượng cơ thể cho cơ bắp, gây giãn đồng tử, giảm thị giác (tầm nhìn ngoại biên)...
Tất cả là nhằm giúp cơ thể tăng cường sức mạnh và tốc độ để sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ chạy và nó cho phép chúng ta hành động trước khi suy nghĩ (chẳng hạn như đạp phanh để tránh tai nạn).
Mặc dù thời gian là cố định nhưng việc cơ thể chúng ta "tăng tốc" thông qua việc tăng huyết áp, nhịp tim, đường huyết và chất béo... cũng sẽ dẫn tới việc cảm nhận về thời gian chậm đi.
Theo tâm lý học tiến hóa, "phản ứng chiến hay chạy" là cơ chế để các loài động vật phản ứng nhanh chóng trước các mối đe dọa chống lại sự sống còn mà không có thời gian để tự chuẩn bị về tâm lý và thể chất.
Một ví dụ điển hình về "phản ứng chiến hay chạy" đó là một con ngựa vằn đang ăn cỏ.
Nếu nó nhìn thấy một con sư tử đang tiếp cận để rình ăn thịt, phản ứng sẽ được kích hoạt như một phương tiện giúp nó để chạy thoát khỏi kẻ thù.
Một ví dụ tương tự là một con mèo sắp bị một con chó tấn công.
"Phản ứng chiến hay chạy" có thể nhìn thấy rõ thông qua các biểu hiện trên cơ thể con mèo như nhịp tim tăng nhanh, dựng lông (thường là để thoát nhiệt) và đồng tử giãn...
Kiểm soát "phản ứng chiến hay chạy" được không?
"Phản ứng chiến hay chạy" là phản ứng diễn ra tự phát của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên nó giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn, đối phó hiệu quả hơn với nguy hiểm.
Và trong trường hợp mối đe dọa đến tính mạng ví dụ như trong một đám cháy, bằng cách chuẩn bị cho bạn khả năng chiến đấu hoặc chạy trốn, "phản ứng chiến hay chạy" tạo ra cho bạn nhiều khả năng sống sót hơn.
Cần lưu ý rằng một mối đe dọa không phải lúc nào cũng dẫn tới "phản ứng chiến hay chạy" và một số lực lượng vũ trang và thậm chí là các vận động viên đôi khi được huấn luyện để kiểm soát những lợi thế của nó trong các tình huống căng thẳng.
Để kiểm soát được "phản ứng chiến hay chạy", những người luyện tập nó sẽ cần thực hiện các bài tập tập trung tinh thần và thiền định - thứ thường có trong các môn võ thuật hoặc thể thao.
Ví dụ như đối với cầu lông, việc phải di chuyển đủ nhanh để bắt kịp trái cầu lông đòi hỏi rất nhiều thứ, đặc biệt là nhận thức và sự tự chủ cao độ...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận