Trên đôi chân của chúng ta có tới 250 tuyến mồ hôi nhưng chỉ có thể tạo ra 2 giọt mồ hôi mỗi ngày. Khi chúng kết hợp với vi khuẩn bám trên bề mặt chân sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Vì vậy, việc rửa và tẩy tế bào chết cho bàn chân không chỉ giúp loại bỏ mùi hôi mà còn có lợi cho máu, móng chân và khớp.
Bệnh hôi chân
Chẳng có ai thích một đôi chân hôi thối khó chịu cả. Việc rửa chân thường xuyên và đúng cách sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết, mồ hôi tích tụ ở chân cả ngày dài. Nếu lười kỳ cọ, rửa chân sẽ khiến cho chân có mùi khó chịu.
Bệnh nhiễm trùng
Bàn chân cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể, có thể bị vi khuẩn tấn công gây ra các loại viêm nhiễm khác nhau. Vì vậy, việc chà bàn chân sẽ giúp tẩy các lớp da chết cùng với vi khuẩn bám trên đó, giúp ngăn ngừa sự phát triển của mụn cóc, vết chai, ghẻ lở…
Các bệnh liên quan tới đầu gối, hông và lưng
Có một mối liên hệ giữa phần da cứng trên bàn chân với các vấn đề về đầu gối, hông và lưng. Vì da chết không được lấy ra khỏi bàn chân nên ngày càng tích tụ dày hơn. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong dáng đi, sau đó ảnh hưởng tới khớp, chân, cột sống, cơ bắp. Kết quả là bạn có thể cảm thấy một chút khó chịu trong khi di chuyển.
Bệnh liên quan tới lưu thông máu
Nếu không rửa và tẩy tế bào chết cho bàn chân thường xuyên, việc lưu thông máu ở khu vực này diễn ra kém gây thiếu oxy, làm hạn chế cơ bắp tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, nó còn gây ra các vấn đề như đau cơ, cứng khớp và thậm chí có thể khiến chân bị tê. Đó là lý do tại sao nên massage chân trong nước ấm thường xuyên.
Móng chân mọc ngược
Có một số lý do tại sao móng chân mọc ngược xảy ra, đó có thể là do đi giày chật hoặc móng chân bị cắt xấu. Nhưng chân ướt đẫm mồ hôi và bẩn cũng có thể gây ra căn bệnh này. Khi chân liên tục đổ mồ hôi, da sẽ mềm đi, nếu bị viêm da thì sẽ dễ dàng làm cho móng chân mọc ngược, gây đau đớn rất nhiều.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận