Trang Ettoday đưa tin, một cặp vợ chồng hiếm muộn đến gặp bác sĩ với hy vọng có thể tìm ra nguyên nhân không thể có con. Bác sĩ sau khi xét nghiệm và khám tổng thể, người vợ có sức khỏe bình thường, nhưng người chồng lại có vấn đề. Anh có tiền sử bị tăng huyết áp, bác sĩ chẩn đoán anh bị suy sinh dục thứ phát, điều này có liên quan tới việc anh sử dụng steroid trong thời gian dài.
Suy sinh dục thứ phát là nguyên nhân gây ra tình trạng hiếm muộn con của vợ chồng. (Ảnh minh họa)
Suy sinh dục thứ phát là gì?
Suy sinh dục thứ phát là căn bệnh mà trong đó tinh dịch không có tinh trùng khi xuất tinh. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do những yếu tố như:
- Rối loạn nội tiết tố do vùng dưới đồi hoặc tuyến yên tiết ra. Sự bất thường ở tuyến yên có thể làm suy giảm việc giải phóng hormone từ tuyến yên đến tinh hoàn, ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone bình thường. Khối u tuyến yên hoặc một loại khối u não khác nằm gần tuyến yên cũng có thể gây ra thiếu hụt testosterone hoặc hormone khác.
- Tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng.
- Đường ống vận chuyển tinh dịch bị tắc nghẽn.
- Xuất tinh ngược dòng.
- Bệnh bạch cầu mô, bệnh lao có liên quan đến vùng dưới đồi và tuyến yên, có thể ảnh hưởng đến sản xuất testosterone.
- HIV / AIDS có thể gây ra mức testosterone thấp bằng cách ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn.
- Việc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau opiate và một số hormone, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone.
- Thừa cân đáng kể ở mọi lứa tuổi có thể liên quan đến thiểu năng sinh dục.
- Khi đàn ông già đi, việc sản xuất testosterone sẽ giảm dần, dễ dẫn đến suy sinh dục thứ phát.
Đối với trường hợp của cặp vợ chồng này, tình trạng của người chồng có liên quan tới sự mất căn bằng nội tiết tố vùng dưới đồi hoặc tuyến yên tiết ra. Khi sử dụng steroid lâu dài, nó sẽ khiến tuyến yên không tiết đủ hormone, gây ra suy sinh dục thứ phát. Bệnh này sẽ khiến chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn bị trì trệ, nếu sử dụng steroid càng lâu, chức năng sinh dục càng bị tổn thương, khả năng phục hồi kém.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận