Y tế

Màng tang trừ phong thấp, giảm đau

29/09/2019, 13:55

Theo Đông y, màng tang có vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ phong thấp, giảm đau.

img
Màng tang trừ phong thấp, giảm đau

Cây màng tang (ảnh trên) hay còn gọi mần tang, giã hương rừng, sơn kê tiêu… Lá mọc so le, phiến lá hình mác dày và giòn. Hoa màng tang nhỏ, thơm mùi chanh, màu vàng nhạt và mọc thành chùm ở nách lá. Quả tròn chuyển từ xanh sang đỏ rồi đậm đen, khi chín có mùi rất thơm.

Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi cao trong các savan cây bụi như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, tới Kon Tum, Lâm Đồng và được trồng ở một số nông trường để làm cây che bóng cho chè, có nơi dùng lấy quả để cất tinh dầu.

Dầu màng tang (chưng cất lá, quả để thu tinh dầu) lượng tùy thích, bôi vào chỗ bị thương, phòng trừ muỗi cắn. Nếu không có dầu có thể dùng lá tươi giã vắt lấy nước, bôi ngoài da.

Theo Đông y, màng tang có vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ phong thấp, giảm đau.

Rễ màng tang được dùng trị ngoại cảm, nhức đầu, đau dạ dày; phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương; đầy hơi; sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.

Quả màng tang cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày. Lá màng tang dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.

Liều dùng: Rễ 15-30g, dạng thuốc sắc; quả 3-9g dạng thuốc sắc; lá tươi dùng giã nát đắp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.