Showbiz

Manh mún trong đào tạo nhóm nhạc theo kiểu Hàn?

13/03/2017, 16:53

Để theo được mô hình đào tạo nhóm nhạc như Hàn Quốc đầy rẫy khó khăn, nhất là tính chuyên nghiệp.

Việc Erik (ngoài cùng bên phải) tuyên bố tách nhóm

Để theo được mô hình đào tạo nhóm nhạc như Hàn Quốc đầy rẫy khó khăn, nhất là tính chuyên nghiệp.

Manh mún đầu tư, dễ dãi với thực tập sinh?

Cách đây khoảng 6 năm, sự ra đời của nhóm nhạc 365 dưới tay đỡ của “bà bầu” Ngô Thanh Vân đã mang lại một luồng gió mới cho tình hình nhóm nhạc đang trên bờ vực thẳm của làng nhạc Việt. 365 là nhóm nhạc được đào tạo bài bản theo mô hình đạo tạo nhóm nhạc Kpop khi các thành viên sống trong một “ngôi nhà chung”, được đào tạo thanh nhạc, nhảy, thể lực, kỹ năng giao tiếp trước đám đông, được công ty quản lý lo lắng mọi khâu quảng bá, làm sản phẩm âm nhạc.

Sau 365, hàng loạt những nhóm nhạc cũng được ra mắt theo mô hình đào tạo này như LIME, Lip B, Uni5, Monstar… Tuy nhiên, việc đào tạo các nhóm nhạc theo mô hình Kpop lại không hề đơn giản, không chỉ bởi tính chất lạ lẫm với làng giải trí Việt, chi phí cao mà còn bởi tính nghiệp dư, manh mún tồn tại bấy lâu trong showbiz Việt.

Từng là thực tập sinh 3 năm của công ty giải trí Hàn Quốc Cube Entertainment, ca sĩ Hàn Khởi – thành viên nhóm nhạc Avatar Boys cho hay, giữa hai môi trường đào tạo của Việt Nam và Hàn Quốc có sự khác biệt là lịch trình rèn luyện và cách thức quản lý thực tập sinh. Ở Hàn, quá trình đào tạo ra một nghệ sĩ thường mất nhiều năm, trong khi ở Việt Nam thời gian lại khá ngắn và gấp rút, cao lắm cũng chỉ 2-3 năm như nhóm 365.

H5UhK6H

Ca sĩ Hàn Khởi

Cách quản lý thực tập sinh ở Hàn Quốc khắt khe, thực tập sinh Hàn phải học rất nhiều thứ với cường độ tập luyện cao từ hát, nhảy, biểu diễn sân khấu, lễ nghi, cách giao tiếp trước đám đông, diễn xuất tới thẩm mỹ, phong cách thời trang, phát triển các kỹ năng phụ như nhạc cụ, sáng tác thậm chí là tài lẻ. Trong khi ở Việt Nam, các công ty thường chủ yếu tập trung vào hát và nhảy, thực tập sinh cũng tự do và thoải mái hơn.

Thêm vào đó, những “ông lớn” của làng giải trí Hàn Quốc như SM, JYP, YG, FNC… đều gồm nhiều nhà đầu tư, còn ở Việt Nam hầu hết là công ty tư nhân. Tài lực không đủ mạnh nên cơ sở vật cũng không đủ và không đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, để sản xuất ra một sản phẩm âm nhạc chất lượng và mang tầm quốc tế lại có chi phí rất lớn, nên hầu hết sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ Việt chưa thực sự chất lượng.

LipB32

Nhóm LipB của Ông Cao Thắng và Đông Nhi cũng được đào tạo theo mô hình đào tạo nhóm nhạc Hàn Quốc.

Lý giải điều nảy, “ông bầu” Ông Cao Thắng của các nhóm LipB, Uni5, Hello Yello cho biết, khi đào tạo nhóm nhạc theo mô hình Hàn là cho các nghệ sĩ trẻ có định hướng rõ ràng, giúp họ thấy từng giai đoạn phải đạt những yêu cầu, tiêu chuẩn nào. Anh cho biết thêm: Nền âm nhạc ở Hàn Quốc đã có thời gian dài phát triển, mô hình quản lý của họ ngày càng hợp lý và hoàn thiện. Ở Việt Nam mới chỉ là những viên gạch đầu tiên nên khó có thể đòi hỏi chuyên nghiệp hoàn toàn được.

Ca sĩ trẻ nóng vội, thích “ăn sổi”

Những ngày qua, việc ca sĩ Erik tuyên bố rời khỏi nhóm Monstar và lên tiếng tố công ty quản lý thiếu minh bạch trong thu nhập, dùng những lời lẽ xúc phạm tới nghệ sĩ… đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người lên tiếng bênh vực, nhưng cũng không ít người cho rằng Erik còn quá non nớt và ứng xử thiếu kinh nghiệm. Đây cũng chính là hành động thiếu chuyên nghiệp mà không ít nghệ sĩ Việt hiện nay mắc phải.

Ca sĩ Ông Cao Thắng nhận xét, nhiều nghệ sĩ trẻ Việt còn thiếu độ trải nghiệm, hành động dễ bị bộc phát. Họ có tâm lý chung là sẵn sàng tự đương đầu với khó khăn, tự quyết định việc của mình chưa chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ kiến thức để hiểu rằng, muốn có thành quả thì làm việc nhóm cực kỳ quan trọng, mọi người phải đứng cùng nhau.

Aiden

Aiden - "ông bầu" đình đám của công ty ST.319

Đồng quan điểm, Aiden – “thủ lĩnh” của công ty ST.319 cũng đánh giá, yếu tố quan trọng nhất chính là con người. Với mô hình đào tạo này, nghệ sĩ là người thể hiện sản phẩm của cả êkip nên phải đặt quyền lợi của tập thể lên cao nhất. Nhưng nhiều nghệ sĩ Việt thường thiếu tính kiên nhẫn, nóng vội, muốn thành công sớm nên không dành nhiều thời gian để trau dồi, khi làm việc thường đặt lợi ích cá nhân cao hơn. Khi chưa thành công, họ dễ chấp nhận tất cả các yêu cầu. Nhưng khi bắt đầu có tiếng tăm, họ lại không dễ chấp nhận những điều từng chấp thuận. Không chỉ vậy, lối sống của người Việt thường chưa được quy củ, đúng quy cách và hay lách luật.

Còn ca sĩ Hàn Khởi cho rằng, ý thức cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến đường hướng và cách thức hoạt động của công ty, không chỉ ý thức của nghệ sĩ mà còn của cả quản lý. Tính chuyên nghiệp cũng thể hiện trong hợp đồng, nhưng ở Việt Nam, hợp đồng thường chỉ mang tính chất tượng trưng để củng cố thêm lòng tin với nhau.

>>> Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.