Y tế

Mối liên hệ bất ngờ giữa cương cứng buổi sáng và nguy cơ tử vong sớm

03/07/2023, 19:23

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Age and Aging đã tìm ra mối liên hệ giữa tình trạng cương cứng vào buổi sáng với nguy cơ tử vong sớm.

Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu khảo sát đối với 1.800 nam giới trong độ tuổi trung niên ở Bỉ về tần suất cương cứng vào buổi sáng. Kết quả cho thấy, những người có cậu nhỏ thường xuyên bị “cương cứng” vào buổi sáng ít có khả năng tử vong sớm hơn những đối tượng còn lại khoảng 22%.

img

Ảnh minh họa.

PGS.TS Leen Antonio, trưởng nhóm nghiên cứu và phó giáo sư về nội tiết học tại Đại học Katholieke Leuven, Bỉ cho biết: “Rối loạn cương dương và khả năng cương cứng kém vào buổi sáng có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm”.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng “cậu nhỏ” cương cứng thường xảy ra trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) - giai đoạn diễn ra khi trời gần sáng, trước khi chúng ta thức dậy.

Tiến sĩ Geoff Hackett, cựu chủ tịch Hiệp hội Y học Chức năng tình dục, Anh, giải thích với The Sun: "Tình trạng không cương cứng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cho thấy các động mạch của cơ thể không hoạt động bình thường”.

TS Antonio cho biết: “Tình trạng xơ vữa động mạch (có mảng bám tích tụ trong động mạch) hoặc tắc động mạch có thể gây cản trở lưu lượng máu trong cơ thể và khiến “cậu nhỏ” không thể cương cứng”.

Chuyên gia Hackett bổ sung: “Điều này có nghĩa là nam giới (đã kết hôn hoặc chưa kết hôn) thường xuyên xuất hiện tình trạng không thể cương cứng vào buổi sáng có thể có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn trong vòng từ 3 - 5 năm”.

Như vậy, không thể cương cứng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như huyết áp cao hoặc cholesterol cao nhưng nó cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề về nội tiết tố hoặc do mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng hay uống rượu.

Do đó, điều quan trọng là khi “cậu nhỏ” xuất hiện các triệu chứng bất thường trong thời gian dài, mọi người cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, sàng lọc nguy cơ tim mạch và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

Nguồn: The Sun

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.